Vui Tết nay, nhớ Tết xưa

Như mọi năm, nhiều người đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào những ngày Tết để xin chữ ông đồ, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Năm nào cũng vậy, gia đình anh Trần Ngọc Việt đều dành thời gian đến Hội chữ Xuân vào những ngày đầu năm để vãn cảnh và xin chữ. Anh Việt tâm niệm xin chữ là để tự soi tâm, rèn luyện bản thân và mong cầu những điều an yên, tốt đẹp. "Trong không khí đón xuân, tôi cùng gia đình đến Hội chữ Xuân để xin nét chữ, cầu mong một năm tràn đầy may mắn để tự mình soi tâm mình", anh Việt nói.

Nhiều nam thanh, nữ tú chọn chiếc áo dài truyền thống để mặc du xuân dịp Tết này. Khoác lên mình tà áo riêng có của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán khiến ai cũng thấy tự hào và có không khí xuân. Em Nguyễn Quỳnh Hương (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Gia đình em xin lộc để mong một năm nhiều may mắn. Hôm nay em mặc áo dài để có những bức ảnh thật đẹp với chiếc áo dài truyền thống".

Tết và những phong tục đón Tết của người Việt là một nét văn hóa rất riêng và đặc sắc mà những người bạn nước ngoài khi được ăn Tết ở Việt Nam đều cảm thấy thú vị. Ông  William Badger, người Mỹ, cho biết: "Tôi đã ở Việt Nam 27 năm. Tôi cảm thấy Tết là dịp để những thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, dành thời gian cho nhau nhiều hơn và cầu nguyện, chờ đón những điều tốt đẹp trong năm mới".

Tết nay dù đã khác xưa nhiều, thế nhưng người Việt Nam vẫn gìn giữ những phong tục, nét đẹp ngày Tết đoàn viên. Bởi Tết Việt là kho tàng văn hóa và tín ngưỡng thiêng liêng, khắc sâu trong tâm hồn mỗi người con đất Việt. Mỗi mùa xuân đến, những giá trị ấy lại được lan tỏa, trở thành nhịp cầu nối liền truyền thống với hiện đại, gắn kết bao thế hệ bằng sợi dây văn hóa bền chặt và giàu ý nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.