Tết xưa - Tết nay
Tết xưa trong tâm trí của những thế hệ trước là những tất bật thức khuya dậy sớm, lo toan tiền nong, sắm sửa để gia đình đón Tết thật tươm tất, đủ đầy. Ký ức về những ngày tết khi xã hội còn bao khó khăn, vất vả vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của nhiều người.
Tết xưa đong đầy trong ký ức mỗi người là hình ảnh cả nhà xúm lại vo gạo nếp, chẻ lạt gói bánh chưng, bánh tét cùng quây quần bên bếp lửa canh nồi bánh sao cho kịp vớt ra cúng giao thừa.
Ông Nguyễn Xuân Nguyên (Phú Thượng, Tây Hồ) chia sẻ: "Tôi vẫn nhớ lúc 5 tuổi, mẹ tôi cho tôi đặt lá và gói bánh, mỗi đứa trẻ con được gói một chiếc bánh bé xíu. Sau này năm nào tôi cũng gói bánh để nhớ về truyền thống..."
Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, môi trường hội nhập và cả thu nhập của người dân. Dễ thấy nhất là không khí Tết hiện nay náo nhiệt hơn so với trước, lễ nghi ngày tết giản đơn hơn để phù hợp cuộc sống hiện đại.
"Tết xưa có nét cổ truyền, Tết bây giờ vui hơn, hiện đại hơn, trang phục cũng đẹp. Ngày xưa chúng tôi 11,12 tuổi không được như các cháu bây giờ!", ông Nguyễn Việt Tuấn (Hoàng Mai) nói.
Nhưng Tết xưa vẫn là Tết nay, bởi ý nghĩa cốt lõi của ngày tết hầu như vẫn được các thế hệ lưu giữ. Đó là mừng năm mới với những hy vọng tốt lành, may mắn sẽ đến với mọi nhà, mọi người. Đó là giữ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thông qua tục thờ cúng thần linh, tổ tiên. Tết cổ truyền hướng về sự ấm áp, đoàn tụ, chia sẻ, thương yêu trong gia đình, dòng họ, xã hội. Sự khởi đầu vui tươi lành mạnh trong mấy ngày Tết tạo cảm hứng, niềm tin về một năm may mắn, hanh thông cho nhiều người.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0