Vẹn nguyên ký ức ngày Độc lập đầu tiên
Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song với bà Phạm Thị Hiền, nguyên là thành viên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, ký ức của ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử vẫn vẹn nguyên.
Tham gia đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu từ rất sớm, khi mới chỉ là một cô thiếu nữ, nhưng tinh thần giác ngộ cách mạng vì độc lập dân tộc của bà cũng như những người đồng đội luôn rực cháy.
"Hình ảnh của Bác đi lại trên lễ đài trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9, tôi không thể quên được. Bác ân cần vẫy tay chào nhân dân. Khi Bác nói, cả quảng trường im lặng trật tự, lắng nghe từng lời của Người. Khi Bác kết thúc, cả quảng trường vang dậy tiếng hò reo", Bà Phạm Thị Hiền nhớ lại.

Tháng 8 năm 1944, trước yêu cầu của cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, tại nhà số 46 Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), một tổ chức quần chúng của thanh niên Hà Nội trực thuộc mặt trận Việt Minh đã ra đời, mang tên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu.
Với khoảng 60 thành viên hoạt động công khai, đoàn tuyên truyền về tổ chức Việt Minh ở những nơi công cộng như chợ, trường học, rạp chiếu bóng, xí nghiệp… bằng nhiều hình thức nhằm tuyên truyền đến đông đảo nhân dân về Đảng, Bác Hồ và về cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt trong ba ngày 17, 18 và 19/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, phá được cuộc mít-tinh do Tổng Hội viên chức tổ chức ủng hộ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, và đã làm nòng cốt cho lực lượng toàn dân Hà Nội đấu tranh giành chính quyền. Những thành tích to lớn của các bác đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
"Khi đó, chúng tôi với vai trò là những thành viên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu làm nhiệm vụ giữ trật tự, vừa lắng nghe lời Bác, vừa thực hiện nhiệm vụ. Khó tả lắm, cái cảm xúc có lẽ cả đời người chỉ có một và với ai đã từng có mặt tại quảng trường Ba Đình ngày Độc lập đầu tiên năm 1945, đó là một niềm tự hào, vinh dự của một đời người", bà Hiền xúc động nói.
Đã 94 tuổi, hai người con trai đã anh dũng ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, song với bà Phạm Thị Hiền, hình ảnh ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc, của phong trào đấu tranh Cách mạng sôi sục của Thủ đô Hà Nội cách đây 78 năm vẫn luôn sống mãi.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0