Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao

Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đã được công bố vào sáng 1/4, bởi phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ.

Hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ và đại diện của 15 trường đại học Việt Nam đã tham gia buổi trao đổi tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là một phần trong khuôn khổ chuyến thăm của phái đoàn giáo dục đại học, đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục danh tiếng của Hoa Kỳ tại 17 bang, nhằm tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, thông qua các cuộc gặp gỡ các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.

Bà Mary Beth Polley - Tham tán văn hóa Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chia sẻ: "Trọng tâm của chương trình này là tập trung vào các lĩnh vực STEM như AI, công nghệ sinh học, điện toán lượng tử. Trong bối cảnh Việt Nam mong muốn thúc đẩy phát triển lực lượng lao động cho nền kinh tế công nghệ cao, chúng tôi coi giáo dục là một phần thực sự quan trọng của chiến lược đó".

Hiện có hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ trong tổng số khoảng 1 triệu sinh viên quốc tế, đóng góp hơn 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Do đó, hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước đã và đang mang lại những cơ hội kinh tế to lớn và cùng có lợi.

Tiến sĩ Allan E. Goodman - Chủ tịch danh dự Viện Giáo dục quốc tế (IIE) chia sẻ: "Việt Nam xếp thứ 6 trong số các quốc gia hàng đầu có sinh viên học tập ở Hoa Kỳ. Họ là những sinh viên rất chăm chỉ. Họ đến với nền tảng giáo dục rất vững chắc và để mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển, chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa".

Nguồn nhân lực chất lượng cao là lợi thế cạnh tranh quan trọng. Việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục là yếu tố then chốt để Việt Nam tăng cường nguồn lao động chất lượng cao và đóng góp cho sự hợp tác song phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.