Trung Quốc phản ứng trước mức thuế quan mới của Mỹ

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.

Trong khi quyết định hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với hầu hết các đối tác thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 125%. Động thái này được xem là sự trả đũa đối với quyết định của Trung Quốc, khi Bắc Kinh áp thuế trả đũa 84% đối với hàng hóa Mỹ.

Tại cuộc họp báo vào ngày 10/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm, khẳng định Bắc Kinh không muốn xảy ra xung đột, nhưng cũng không sợ hãi nếu Mỹ tiếp tục các hành động áp thuế đơn phương.

Ông Lâm Kiếm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Lý lẽ của Mỹ sẽ không giành được sự ủng hộ của người dân và sẽ kết thúc trong thất bại. Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn khi các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Trung Quốc bị xâm phạm."

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Vịnh Tiền cho biết thời gian gần đây Mỹ đã nhiều lần viện dẫn các lý do khác nhau để đơn phương và tùy tiện áp đặt thuế quan đối với nhiều đối tác thương mại, bao gồm cả Trung Quốc. Động thái này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời tác động tiêu cực đến sự ổn định của trật tự kinh tế toàn cầu.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố lập trường của Trung Quốc luôn rõ ràng và nhất quán. Nếu đàm phán thì cánh cửa luôn rộng mở, nhưng đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào ngày 8/4 và 9/4 đã có các cuộc hội đàm trực tuyến với Ủy viên Thương mại và An ninh kinh tế EU Maros Sefcovic và Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Zafrul Abdul Aziz.

Phía Trung Quốc khẳng định, các mức thuế "có đi có lại" của Mỹ là hành động đơn phương, vi phạm quy định của Tổ chức thương mại thế giới, phá vỡ trật tự kinh tế quốc tế và gây bất ổn cho hệ thống thương mại toàn cầu.

Ông Vương Văn Đào, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc: "Không có ai là người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại. Chủ nghĩa bảo hộ sẽ không thể mang lại tương lai."

Phía Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ. Bắc Kinh cũng khẳng định trong trường hợp Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách áp lực, nước này sẵn sàng "đáp trả tới cùng".

Các động thái "ăn miếng trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc khiến một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ bùng nổ, với tác động lan tỏa và ảnh hưởng trên toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.

Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.

Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.