'Rất ít Chủ tịch UBND các cấp dự phiên toà hành chính'
Chiều 26/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi bổ sung 5 Luật ngành tư pháp.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) nêu thực trạng: có rất ít Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp, hoặc người được ủy quyền tham dự phiên tòa hành chính, cung cấp chứng cứ đúng thời hạn. Điều này gây khó khăn cho tranh tụng, giảm hiệu lực các vụ xét xử của các vụ án tố tụng hành chính.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng cho hay: "Luật tố tụng hành chính hiện hành chỉ cho phép UBND ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND cùng cấp. Nhưng thực tế lâu nay phổ biến là ủy quyền cho lãnh đạo cơ quan chuyên môn. Điều này không phù hợp với quy định. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc hoặc giữ nguyên để bảo đảm trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu hoặc mở rộng hợp lý cho phép ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn am hiểu, dù việc với điều kiện rõ ràng và chặt chẽ để quá trình tổ chức thực thi pháp luật cho đúng quy định".
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, tình trạng chính quyền vắng mặt tại các phiên xét xử hành chính xảy ra cả ở cấp xã, câp huyện, cấp tỉnh, thậm chí các bộ ngành có cơ quan trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, khác với đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, đại biểu Hòa cho rằng các vụ án hành chính nào cũng yêu cầu Chủ tịch UBND có mặt là điều rất khó thực hiện.
Giải trình vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí thừa nhận, trách nhiệm của lãnh đạo các ủy ban trong việc tham gia các vụ án chưa có chế tài rõ ràng. Kiểm sát chỉ kháng nghị, tòa chỉ tuyên còn cung cấp tài liệu, đối thoại, dự phiên tòa hành chính lúc có lúc không. Do vậy, nếu không sửa luật thực hiện quy định sẽ không nghiêm. Tuy nhiên, nếu áp chế tài nghiêm thì lại có điểm chưa hợp lý trong thực tiễn.
Ông Lê Minh Trí - Chánh án TAND tối cao cho biết: “Có những nơi địa phương phát triển mạnh, Chủ tịch ủy ban tỉnh, thành rất là áp lực trong công việc. Nếu ở đây, một năm có 500 chuyện đối thoại, ra phiên tòa không có thời gian điều hành quản lý Nhà nước. Chính cái mâu thuẫn này lúc đó, tôi và anh Nguyễn Hòa Bình - Chánh án thời đó chưa có kiến nghị, chứ nếu đúng nghiêm là phải có chế tài. Nhưng bây giờ không nghiêm thì không chấp hành, chứ nghiêm là làm không nổi”.
Chánh án Lê Minh Trí nói thêm, theo luật, Chủ tịch UBND chỉ được ủy quyền đến phó, nhưng thực tiễn thường được giao cho cấp dưới nữa (cấp Sở, cấp phòng chuyên môn) tham dự phiên tòa. Trước ý kiến của các đại biểu quốc hội, TAND tối cao sẽ suy nghĩ một lần nữa, nghiên cứu sao cho nó hài hòa giữa thực tiễn với kỷ cương pháp luật và có lộ trình thực hiện.


Trung Quốc đã bắt đầu sứ mệnh thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh Thiên Vấn-2 bằng cách phóng một trong những tàu thăm dò robot tân tiến nhất.
Triển lãm ảnh với chủ đề "Quân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và khắc phục sự cố môi trường năm 2025" đã được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức sáng 29/5.
Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội trong phiên họp chiều 29/5 với tỷ lệ 96,44% đại biểu tán thành.
Viện kiểm sát nhân dân vừa khởi kiện, vừa tham gia tranh tụng, vừa kiểm sát hoạt động tố tụng có xung đột vai trò không? Đại biểu đã băn khoăn khi nêu ý kiến tại Quốc hội vào sáng 29/5.
Một số đại biểu Quốc hội lo ngại việc luật trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng có thể xung đột với quyền sở hữu hợp pháp của người dân.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sáng 29/5 đã đến thăm, làm việc và trao quà cho các bệnh nhi đang điều trị lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6.
0