Cân nhắc khi nâng trần nợ vay của ngân sách địa phương

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) bày tỏ lo ngại việc tăng mức trần nợ vay cho địa phương có thể làm tăng mức nợ công.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 26/5, Quốc hội đã thảo luận về Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi).

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) băn khoăn trước đề xuất tăng trần nợ vay cho địa phương của Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi): "Nếu tăng trần nợ vay cho địa phương lên tối đa 80%-120% thì trần nợ vay của Trung ương sẽ ít đi, dẫn đến không có đủ nguồn lực cho các công trình quốc gia".

Cụ thể, về nâng mức dư nợ vay của ngân sách địa phương, tại khoản 6, Điều 7 dự thảo Luật quy định: “Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương: (1) Đối với các địa phương không nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, mức dư nợ vay tối đa không vượt quá 120% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; (2) Đối với các địa phương có nhận bổ sung cân đối, mức dư nợ vay không vượt quá 80% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp”.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) băn khoăn trước đề xuất tăng dư nợ quá cao cho địa phương.

Khẳng định mục tiêu này là hợp lý, song đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) bày tỏ quan điểm, nâng ở mức gấp 4 lần như hiện nay thì cần xem xét.

Đại biểu nêu ví dụ, năm 2024 trần nợ công là gần 40%, tương đương 4 triệu tỷ đồng. Trong đó, Trung ương chiếm 35% và địa phương là 5%. “Nếu nâng mức dư nợ này lên 4 lần cho địa phương, điều đó có nghĩa trần nợ công của địa phương tính theo con số của năm ngoái là khoảng 20% và con số này cộng thêm trần nợ công của Trung ương, thì mức tổng vượt quá 55%, gần lên 60%”, đại biểu Hạ bày tỏ băn khoăn bởi con số này là rất lớn. Hơn nữa, nhu cầu vay của ngân sách trung ương hiện nay cũng đang rất cao.

Đại biểu lấy ví dụ về hai dự án là đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến vay 1,7 triệu tỷ đồng; cùng với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến vay hơn 300.000 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vay ngân sách của hai dự án này đã lên tới con số 2 triệu tỷ đồng. “Riêng hai dự án này đã chiếm 20% của tổng trần nợ công như hiện nay rồi. Con số này chắc chắn sẽ tạo áp lực lên tài chính vĩ mô, đồng thời làm giảm dư địa vay của trung ương”, đại biểu Hạ phân tích.

Áp lực trả nợ lúc này cũng rất lớn. Đại biểu Hạ bày tỏ lo lắng, nếu không tính toán kỹ về tỷ lệ dư nợ vay của địa phương, việc gặp rủi ro trong vấn đề trả nợ là rất lớn. Cũng theo đại biểu, hiện nay trần nợ công của Quốc hội đang cho là 60%. “Đồng ý là tăng, nhưng tăng ở mức nào, điều tiết ra sao để tránh vỡ nợ công, đặc biệt là của địa phương là điều cần tính toán kỹ”, đại biểu nêu ý kiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung Quốc đã bắt đầu sứ mệnh thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh Thiên Vấn-2 bằng cách phóng một trong những tàu thăm dò robot tân tiến nhất.

Triển lãm ảnh với chủ đề "Quân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và khắc phục sự cố môi trường năm 2025" đã được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức sáng 29/5.

Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội trong phiên họp chiều 29/5 với tỷ lệ 96,44% đại biểu tán thành.

Viện kiểm sát nhân dân vừa khởi kiện, vừa tham gia tranh tụng, vừa kiểm sát hoạt động tố tụng có xung đột vai trò không? Đại biểu đã băn khoăn khi nêu ý kiến tại Quốc hội vào sáng 29/5.

Một số đại biểu Quốc hội lo ngại việc luật trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng có thể xung đột với quyền sở hữu hợp pháp của người dân.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sáng 29/5 đã đến thăm, làm việc và trao quà cho các bệnh nhi đang điều trị lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6.