Tránh rườm rà, tăng hiệu quả trong phân cấp ngân sách

Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) trong sáng 26/5.

Các đại biểu đã tập trung phân tích nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là đề xuất sửa đổi quy trình phân cấp thẩm quyền ban hành chế độ, định mức chi ngân sách. Mục tiêu là giảm thủ tục rườm rà, tăng tính linh hoạt và hiệu lực thi hành tại địa phương.

Một trong những vấn đề gây nhiều băn khoăn là quy trình phân cấp thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách địa phương. Đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (đoàn Sóc Trăng) cho rằng quy định trong dự thảo còn thiếu rõ ràng, có thể kéo dài thời gian và gây lúng túng khi áp dụng “Dự thảo quy định HĐND cấp tỉnh được giao cho UBND quy định một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Vậy nội dung nào có thể được giao, nội dung nào HĐND cấp tỉnh phải trực tiếp quy định thì còn chưa rõ. Từ đó, tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và xem xét theo hướng chỉ quy định thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Còn trường hợp cần thiết mở rộng thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì nên xem xét quy định hẳn vào nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh mà không cần phải chờ HĐND cấp tỉnh giao, để đảm bảo việc ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được kịp thời.”

Cùng chung mối quan tâm, đại biểu Dương Khắc Mai, đoàn Đắk Nông cũng nêu thực tế tương tự. Ông chỉ ra rằng, việc yêu cầu HĐND cấp tỉnh phải ban hành nghị quyết để rồi tiếp tục giao lại cho UBND cùng cấp ra quyết định là một quy trình không cần thiết, kéo dài gấp đôi thời gian.

Theo đại biểu Dương Khắc Mai: "Tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định: UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định chi tiết điều khoản, điểm và các nội dung khác được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Do đó, nếu dự thảo luật này khi áp dụng thực tế thì UBND tỉnh sẽ phải đăng ký soạn thảo, thẩm tra và trình HĐND tỉnh xem xét ban hành một nghị quyết quy phạm pháp luật để giao cho UBND tỉnh quyết định đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính. Sau đó mới tiếp tục xây dựng quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh để quy định. Như vậy, thời gian xây dựng nghị quyết thực tế sẽ lâu hơn, quy trình dài gấp đôi thay vì trình HĐND tỉnh trực tiếp."

Đại biểu Chu Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) cũng phản ánh quy định thưởng ngân sách trong dự thảo chưa sát thực tế. Theo bà, quy định hiện tại không tạo động lực cho các địa phương có nhiều cửa khẩu, có đóng góp lớn từ thuế xuất nhập khẩu.

“Tôi xin dẫn một ví dụ cụ thể từ tỉnh Lạng Sơn, địa phương có 12 cửa khẩu, trong đó có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia trọng điểm như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma. Năm 2024, thu thuế xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 6.600 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Trung ương giao là 5.000 tỷ đồng, đạt 132%. Năm 2025, chỉ tiêu được giao là 6.450 tỷ đồng. Nếu tỉnh tiếp tục thu được 6.600 tỷ đồng - tức là vượt chỉ tiêu 150 tỷ đồng, thì vẫn không được thưởng gì vì tổng thu không cao hơn năm.”

Các đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị bỏ một số điều khoản mang tính “viện dẫn” trong dự thảo luật. Cụ thể là Điều 33 và Điều 34 quy định quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như của cơ quan, tổ chức có liên quan đến ngân sách nhà nước. Theo các đại biểu, những nội dung này đã được quy định đầy đủ trong các luật chuyên ngành như Luật Đầu tư công, Luật Thuế, Phí và Lệ phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khu vực Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên ghi nhận mưa lớn diện rộng từ chiều tối 29/5 đến sáng 30/5.

Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu châu Á, bên cạnh danh xưng Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Thành phố Hà Nội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, bao gồm nhiệm vụ tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành.

Luật Quốc tịch sẽ giữ nguyên nguyên tắc một quốc tịch, song sẽ có cơ chế linh hoạt cho các trường hợp đặc biệt.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc xây dựng danh mục công nghệ chiến lược phải dựa trên phương pháp khoa học, bám sát các chiến lược quốc gia, giải quyết các bài toán lớn của đất nước.

Công tác đăng kiểm phương tiện xe đưa đón học sinh vẫn gặp khó khăn, do thiếu hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn kiểm định riêng.