Ông Trump cảnh báo đòi lại kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.

Mỹ là bên xây dựng kênh đào Panama và quản lý lãnh thổ xung quanh kênh đào này suốt nhiều thập kỷ. Chính phủ Mỹ bàn giao toàn bộ quyền quản lý kênh đào cho Panama năm 1999, sau thời gian hai bên đồng quản lý.

Trong bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump khẳng định kênh đào được trao lại không phải vì lợi ích của bên khác mà đơn thuần là biểu tượng hợp tác giữa Mỹ và Panama. Nếu các nguyên tắc về đạo đức lẫn pháp lý của hành động này không được tuân thủ, chính quyền sắp tới của ông sẽ yêu cầu trả lại kênh đào Panama cho nước Mỹ một cách toàn diện.

Tuyên bố này của Tổng thống đắc cử Trump là lần hiếm hoi mà một lãnh đạo Mỹ để ngỏ khả năng buộc quốc gia có chủ quyền bàn giao lãnh thổ, đồng thời làm nổi bật sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, người từng nhiều lần gây sức ép với các đồng minh và đối tác.

Kênh đào Panama dài 82 km, là tuyến đường tắt kết nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, rút ngắn đáng kể hành trình giữa hai khu vực và cho phép tàu thuyền không phải vòng qua tuyến đường dài, nguy hiểm quanh cực nam Nam Mỹ. Khoảng 5% lưu lượng hàng hải toàn cầu đi qua kênh đào Panama mỗi năm. Mỹ là một trong những quốc gia sử dụng tuyến hàng hải này nhiều nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày hôm nay 10/5, nhằm giảm bớt căng thẳng trong cuộc chiến thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/5 đã thông báo về kết quả chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nga, trong đó, hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều nhận thức chung mới quan trọng.

Ngày 10/5, Pakistan đáp trả việc Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân quan trọng nhất của nước này, Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ, nhắm mục tiêu vào nhiều căn cứ bao gồm một địa điểm lưu trữ tên lửa ở miền Bắc quốc gia láng giềng.

Trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 10/5 cho biết Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí “ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức”.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.

Các quan chức kinh tế cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã bắt đầu đàm phán cấp cao tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhằm giải quyết những bất đồng về thương mại và thuế quan.