Hy Lạp thúc đẩy bảo vệ môi trường biển
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9 năm 2024 chính thức khai mạc hôm nay (16/4). Các lĩnh vực trọng tâm là du lịch bền vững ở các khu vực ven biển và hải đảo, vận chuyển xanh, ô nhiễm nhựa và vi nhựa và quá trình chuyển đổi xanh ở Biển Địa Trung Hải.

Hy Lạp sẽ trình bày chiến lược quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học biển tại hội nghị "Đại dương của chúng ta" đang diễn ra tại Athens với sự tham dự của khoảng 120 quốc gia. Một quan chức chính phủ giấu tên cho biết, hơn 400 cam kết mới trị giá 10 tỷ USD sẽ được công bố trong hội nghị.
Hy Lạp cam kết thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, gắn kết xã hội cũng như giải quyết một số thách thức toàn cầu như mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, đánh bắt cá không bền vững, ô nhiễm biển và vận tải hàng hải không bền vững.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết nước này đang thúc đẩy 21 sáng kiến mới tổng trị giá 780 triệu euro (830,9 triệu USD) để bảo vệ đa dạng sinh học biển và giải quyết ô nhiễm bờ biển.
Hội nghị diễn ra ở Trung tâm Văn hóa Quỹ Stavros Niarchos tại Athens, trong 2 ngày 16 và 17/4.


Giáo hoàng Francis qua đời vào hôm nay, 21/4. Theo truyền thống, Giáo hoàng Francis sẽ được để tang trong 9 ngày.
Theo báo cáo năm 2024 của trang IQAir, Byrnihat vùng Meghalaya của Ấn Độ là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.
Lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh đã kết thúc vào nửa đêm 20/4, theo giờ Moscow. Cả Nga và Ukraine hiện chưa đưa ra tuyên bố mới về khả năng gia hạn khiến tình hình chiến sự tiếp tục trở nên căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét cắt thêm 1 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, lần này nhắm vào các chương trình nghiên cứu y tế.
Tòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo, Giáo hoàng Francis đã qua đời, thọ 88 tuổi.
Số lượng du khách nước ngoài hủy chuyến đến Mỹ đang tăng kỷ lục khi cuộc chiến thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục leo thang.
0