Tẩy trắng san hô do biến đổi khí hậu ở Australia

Hiện tượng tẩy trắng san hô trên diện rộng đang xảy ra tại Australia trong bối cảnh nhiệt độ nước biển đe dọa nơi sinh sống của hàng nghìn sinh vật biển.

Vừa qua, chính phủ Australia đã cảnh báo, rạn san hô Great Barrier nổi tiếng của nước này đã phải hứng chịu một đợt tẩy trắng lớn do nhiệt độ đại dương tăng cao trong thời gian gần đây. Hiện tượng tẩy trắng thường xảy ra do biến động nhiệt độ đại dương, khiến các cá thể san hô trục xuất tảo sống bên trong các mô của chúng ra ngoài.

Hiện tượng các rạn san hô bị tẩy trắng hàng loạt tại Australia

San hô bị tẩy trắng vừa phải vẫn có thể sống sót và phục hồi, nhưng tẩy trắng nghiêm trọng khiến chúng có tỷ lệ tử vong cao hơn. Tình trạng san hô bị tẩy trắng gia tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm hao hụt nguồn thức ăn của nhiều loài cá trong khu vực.

Cơ quan Quản lý Công viên Biển Great Barrier Reef đã tiến hành các cuộc khảo sát sâu rộng về tình trạng của rạn san hô Great Barrier và cho biết hiện tượng tẩy trắng san hô đang diễn ra hàng loạt trên khắp khu vực.

Tổ chức UNESCO cân nhắc việc đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách "Di sản thế giới bị đe dọa"

Từ năm 2016, rạn san hô Great Barrier đã trải qua bốn lần bị tẩy trắng nghiêm trọng trên diện rộng do nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường. Vào năm 2021, tổ chức UNESCO đã từng cân nhắc việc đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách "Di sản thế giới bị đe dọa".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/5 đã thông báo về kết quả chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nga, trong đó, hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều nhận thức chung mới quan trọng.

Các quan chức kinh tế cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã bắt đầu đàm phán cấp cao tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhằm giải quyết những bất đồng về thương mại và thuế quan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 cho biết, ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ sớm kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.

Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.