Giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP, 30% thu ngân sách và sử dụng hơn 50% lao động. Việc ban hành chính sách thuế hợp lý sẽ tạo động lực quan trọng để loại hình doanh nghiệp này phát triển bền vững.

Được thành lập từ năm 2018, chuyên sản xuất mặt hàng cà phê từ các vùng nguyên liệu sạch, một doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô xuất khẩu và quảng bá mặt hàng cà phê đến khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Để làm được điều này, chính sách giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ là giải pháp thiết thực hỗ trợ khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay.

Ông Nguyễn Quốc Tế - Giám đốc CTCP café Hồng Kỳ Quốc Tế cho biết: "Tôi nghĩ việc cắt giảm thuế như hiện nay là rất tốt cho doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng, đặc biệt khi chúng tôi có thể cắt giảm một số chi phí trong sản xuất, kinh doanh".

Hiện nay, mức thuế suất phổ thông dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là 20%. Nhiều ý kiến để xuất cần giảm. Cụ thể, áp dụng mức thuế 15% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không vượt quá 3 tỷ đồng và 17% cho doanh nghiệp có tổng doanh thu từ trên 3 tỷ đồng đến không quá 50 tỷ đồng. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi sẽ thúc đẩy phát triển nhóm doanh nghiệp này.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: "Việc Quốc hội thảo luận và bổ sung, chỉnh sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tận dụng nguồn ngân sách này để đầu tư, phát triển, nâng cao năng lực, đổi mới thiết bị công nghệ tân tiến và doanh nghiệp nhiệt liệt đón mừng động thái này".

Để tạo sự công bằng trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nội địa, đối tượng áp dụng thuế cũng cần có sự mở rộng. Theo đó, người nộp thuế là các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số có doanh thu phát sinh tại Việt Nam cũng là những đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết: "Khi chúng ta mở rộng đối tượng chịu thuế, chúng ta sẽ tạo ra sự cân bằng giữa các doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều lợi nhuận, doanh thu. Điều này không chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có trụ sở ở trung tâm thương mại, siêu thị, phương thức kinh doanh truyền thống, mà cả trên nền tảng trực tuyến trên địa phận Việt Nam; cần có mức thuế rõ ràng, cụ thể để tạo môi trường minh bạch, công bằng với mọi chủ thể".

Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong muốn nâng mức doanh thu để được hưởng ưu đãi và giảm thủ tục hành chính thuế. Tai Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, những thay đổi tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi được thông qua sẽ là cú hích quan trọng nền kinh tế tư nhân chuyển mình, đóng góp bền vững vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% cho năm 2025, tiến tới tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 – 2030

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.

Khi ranh giới giữa vi phạm dân sự và xử lý hình sự chưa rõ ràng thì "Hình sự sự hóa" từng là nỗi lo có thật với nhiều doanh nghiệp tư nhân. Nhưng giờ đây, một bước ngoặt đã đến từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị - với cam kết rõ ràng: không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt tiền từ 10 triệu đồng nếu sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Với số tiền dự kiến dùng để chia cổ tức là hơn 7.468 tỷ đồng, LPBank là ngân hàng trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2025, xét về cả tỷ lệ chi trả và quy mô chi trả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần có cơ chế chính sách “nuôi dưỡng, chăm sóc” doanh nghiệp lớn lên tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sáng 18/5.

Các chuyên gia cho rằng, giữa những biến động hiện nay, dòng vốn quốc tế được định hình lại, Việt Nam cần chọn lọc dòng vốn để hướng đến phát triển bền vững hơn.