Tín hiệu từ giao dịch khối ngoại
Không ít người xem đây là bước ngoặt, là tín hiệu đảo chiều. Nhưng để thực sự hiểu được điều gì đang xảy ra, chúng ta cần nhìn thật kỹ, bởi trong dòng tiền tưởng như đang quay lại rầm rộ đó, có hai dấu hiệu rất đáng chú ý.
Thứ nhất, khối ngoại đang quay lại mua các cổ phiếu hở room. Tức là trước kia, những cổ phiếu này đã kín room ngoại, khối ngoại không thể mua thêm được nữa, thì nay, sau khi các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược hoặc lâu năm bán ra, room đã mở và khối ngoại quay trở lại lấp đầy.
Thứ hai, giao dịch khối ngoại luôn là một trong những chỉ báo quan trọng về xu hướng giá cổ phiếu. Dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có sức nặng về lượng mà còn về mặt tâm lý, họ được nhìn nhận là nhóm nhà đầu tư có nghiên cứu, có chiến lược và độ “kiên nhẫn” nhất định. Một cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh thường là cổ phiếu được thị trường đánh giá tích cực.
Để có cái nhìn cụ thể, hãy theo dõi hai trường hợp rõ ràng nhất trong nửa đầu tháng 5: FPT và MWG – Thế Giới Di Động.
Đối với FPT, đây là cổ phiếu có giá trị mua ròng lớn nhất của khối ngoại trong nửa tháng qua: gần 820 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp lệnh mua vào của khối ngoại với FPT lớn hơn nhiều (gần 3.000 tỷ đồng). Loại trừ yếu tố giao dịch thoả thuận vì về cơ bản, các giao dịch đó không ảnh hưởng nhiều đến diễn biến giá trên thị trường.
FPT là một cổ phiếu rất đặc biệt với khối ngoại. Từ năm 2012 đến 2023, cổ phiếu này luôn trong tình trạng kín room, tức là khối ngoại nắm giữ tối đa 49% cổ phần. Nhưng từ năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra. Đặc biệt, từ tháng 11/2024 đến hết tháng 4 năm nay, tháng nào cũng là bán ròng.
Giá cổ phiếu FPT lập đỉnh vào cuối tháng 1/2025 và sau đó là chuỗi ngày lao dốc, song song với đà rút vốn của khối ngoại. Đến nửa đầu tháng 5, mọi thứ bắt đầu đổi chiều. Khối ngoại mua ròng trở lại, không ngạc nhiên khi FPT kịp tăng giá hơn 15% chỉ trong 2 tuần.
Không thể nói một cách chắc chắn rằng dòng tiền khối ngoại là nguyên nhân chính làm tăng giá cổ phiếu nhưng sự trùng khớp cả về thời điểm và xu hướng là điều không thể bỏ qua. Hơn một thập kỷ được khối ngoại “kín room”, điều đó cho thấy FPT là cổ phiếu hợp khẩu vị, hợp thị hiếu của các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài.
Đối với MWG của thế giới di động cũng vậy. Trong nửa tháng qua, MWG được khối ngoại mua ròng hơn 630 tỷ đồng. Tính từ tháng 3/2025 đến nay, tổng giá trị mua ròng đã xấp xỉ 2.400 tỷ đồng. Cổ phiếu MWG đã tăng gần 10% trong khoảng thời gian này, không quá mạnh nhưng đều đặn, có nền tảng.
Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại MWG hiện nay đã chạm 47,4%. Tức là, chỉ còn khoảng 2,6% room, tương đương gần 24 triệu cổ phiếu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ kín room cổ phiếu này.
Một lần nữa, đây là cổ phiếu từng được khối ngoại ưa chuộng trong nhiều năm, nhưng đã từng bị bán mạnh, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của bán lẻ năm 2023. Hiện tại, khi ngành bán lẻ bắt đầu phục hồi, dòng tiền lại quay trở lại.
Đầu tư chứng khoán không chỉ là phân tích báo cáo tài chính hay đọc hiểu biểu đồ kỹ thuật. Một tín hiệu rõ ràng có khi đến từ những thứ rất giản đơn: ai đang mua, mua bao nhiêu. Khối ngoại, dù không còn chi phối thị trường như trước nhưng vẫn là một nhóm nhà đầu tư có ảnh hưởng rất lớn cả về giá lẫn tâm lý.


Giá vàng trong nước có xu hướng tăng mạnh trong sáng 16/5, chênh lệch hai chiều mua - bán khá đáng kể.
Vietnam Airlines dự kiến tăng vốn điều lệ trong hai đợt, bao gồm tăng 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2025 và tiếp tục tăng thêm 13.000 tỷ đồng vào năm 2026.
Nghị quyết số 68 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân” do Bộ Chính trị ban hành được xem là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự sẽ được xem xét áp dụng giải pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước tiên, theo hướng chủ động, kịp thời và toàn diện.
Cổ phiếu PCG của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Gas Đô thị có khả năng bị huỷ niêm yết, do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2024.
Số tiền gần 1.800 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cổ phiếu đã được Tasco dùng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, góp vốn, sản xuất kinh doanh.
0