Đề cao kinh doanh có trách nhiệm trong văn hóa doanh nhân

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa doanh nhân năm 2025 với chủ đề "Kinh doanh có trách nhiệm", trong chiều 15/4.

Nhắc lại vụ việc Asanzo do không minh bạch xuất xứ dẫn đến thất bại, hay như hiện tượng hàng hoá Trung Quốc dán nhãn Made in Việt Nam rồi xuất đi Mỹ gây ra câu chuyện thuế đối ứng của Mỹ áp cho Việt Nam, Chủ tịch VCCI cho rằng, đây đều là những doanh nghiệp hạn chế về văn hóa doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp không thể phát triển bền vững.

Theo VCCI, năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8%, làm tiền đề cho mức tăng trưởng hai con số để hiện thực mục tiêu phát triển đất nước đến 2030 và 2045. Để hiện thực mục tiêu này, kinh tế tư nhân, trọng tâm là doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Văn hóa doanh nhân góp phần soi đường để doanh nghiệp đi. 

Các doanh nghiệp đã ngày càng sử dụng bộ tiêu chí ESG (Kinh tế - Xã hội - Quản trị) trong hoạt động. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, tinh thần kinh doanh có trách nhiệm cũng giúp doanh nghiệp ứng biến tốt hơn với những đòi hỏi của thị trường, từ đó không chỉ đóng góp vào kết quả kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường sống bền vững và quản trị tốt thông qua chuỗi cung ứng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 85% lao động trên cả nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân” được xem là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.

Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.

Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.

Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.