Thể chế hóa Nghị quyết 68 cần khẩn trương

Các chuyên gia cho rằng, việc thể chế hóa Nghị quyết 68 không thể quá kéo dài thời gian, cần phải rất nhanh, khẩn trương và mạnh mẽ, để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh.

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đặt ra mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Với khung thể chế đang được khẩn trương hoàn thiện, cùng với sự đồng hành của các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp có cơ sở để tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có thể hình thành đội ngũ doanh nghiệp tư nhân vững mạnh, tiên phong.

Nhận định trên được các đại biểu đưa ra tại Tọa đàm “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc” được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức ngày 10/5.

Tại buổi tọa đàm các chuyên gia đánh giá, Nghị quyết 68 có thể là bước ngoặt đột phá thứ ba trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng: "Điều quan trọng trong Nghị quyết 68 là giao cho các thành phần kinh tế tư nhân được cung cấp các sản phẩm dịch vụ, cũng như có thể tham gia được vào quản trị quốc gia. Đây là điều chúng tôi thấy đã khẳng định rõ vai trò, vị trí vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên mới. Chúng tôi cũng mong muốn về phía Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành sẽ chia sẻ và cung cấp cho chúng tôi các văn bản hướng dẫn sau Nghị quyết 68, đó là các kế hoạch, chỉ thị, thông tư để làm sao các doanh nghiệp tư nhân hiểu rõ và nắm bắt thực thi Nghị quyết một cách hiệu quả trong thời gian tới".

Các chuyên gia cũng đánh giá, để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, cải cách thể chế là chìa khóa gốc rễ, không đòi hỏi chi phí lớn nhưng mang lại hiệu quả đột phá. Cải cách thể chế là biện pháp cải cách “rẻ nhất”, “dễ nhất” đối với Nhà nước nhưng mang lại hiệu quả lớn nhất đối với nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, việc thể chế hóa Nghị quyết 68 không thể quá kéo dài thời gian, cần phải rất nhanh, khẩn trương và mạnh mẽ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.