Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Sau thời gian học tập, rèn luyện tại Binh chủng hóa học, đầu năm 2025, anh Nguyễn Ngọc Dương được xuất ngũ trở về địa phương. Trước khi ra quân, anh đã được đơn vị và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp định hướng, tư vấn về chính sách đào tạo nghề nên đã đăng ký tham gia học nghề cơ khí tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.
Anh Nguyễn Ngọc Dương cho biết: "Em lựa chọn ngành chế tạo cơ khí và cảm thấy rất vui khi được nhà trường quan tâm, liên hệ với các xí nghiệp để sau khi ra trường, em có thể vào các xí nghiệp đó để làm việc".
Đây là năm đầu tiên trường cao đẳng công nghệ cao Hà Nội tuyển sinh và đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Đợt 1 năm 2025 đã có hơn 200 thanh niên là bộ đội xuất ngũ đăng ký theo học các nghề. Để đáp ứng nhu cầu lựa chọn, nhà trường luôn mở rộng các ngành nghề đào tạo theo xu thế hiện nay. Một số ngành nghề kinh phí đào tạo vượt quá mức hỗ trợ trong thẻ nên nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên.
NGƯT. TS Phạm Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi đã hợp tác ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em sinh viên sau khi ra trường có việc làm phù hợp".
Xu hướng tuyển dụng lao động hiện nay của các ngành công nghiệp, kỹ thuật là sử dụng lao động có tay nghề và kỷ luật. Quá trình được rèn luyện, trưởng thành trong môi trường quân ngũ chính là một lợi thế dễ ghi điểm của bộ đội xuất ngũ trong mắt nhiều nhà tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo, cung ứng lao động có chất lượng. Chẳng hạn như Công ty xây lắp và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long, ngoài ưu tiên tuyển dụng lao động là bộ đội xuất ngũ, công ty cũng đã liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hỗ trợ chi phí học tập và tiếp nhận đầu ra cho sinh viên.
Ông Phan Quyết Long, Giám đốc Công ty xây lắp và cung cấp thiết bị công nghiệp Thành Long cho biết: "Nhà máy chúng tôi đã thành lập được 20 năm và có quá trình sản xuất rất tốt. Chúng tôi nhìn thấy lợi thế của các em vì đã được đào tạo trong môi trường quân ngũ, có tính kỷ luật cao".
Bộ đội xuất ngũ là nguồn nhân lực trẻ, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ sẽ tạo điều kiện kịp thời cho thanh niên ổn định cuộc sống. Công tác này không chỉ góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển thành phố mà còn thiết thực động viên lớp thanh niên mới hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ.


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0