Đại biểu kiến nghị đổi mới mô hình xuất khẩu nông sản
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm 2025. Nhiều đại biểu đoàn Hà Nội đánh giá cao kết quả đạt được, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề cần được lưu tâm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và xuất khẩu.
Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP quý I/2025 ước đạt 6,93%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước trên 275 tỷ USD, xuất siêu hơn 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn ĐBQH Hà Nội) bày tỏ lo ngại về tính bền vững trong phát triển nông nghiệp. Bà cho rằng, tình trạng được mùa, rớt giá vẫn là bài toán chưa có lời giải. Phần lớn nông sản vẫn xuất khẩu thô, chưa qua chế biến sâu. Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào lại chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Đại biểu Nguyễn Thị Lan cho biết: “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, hình thành các vùng nguyên liệu đủ lớn. Đặc biệt là tổ chức liên kết phải tuân theo quy luật thị trường, hạn chế tối đa xuất khẩu thô, hình thành kênh tiêu thụ nông sản, phát triển thương mại điện tử theo chuỗi bền vững, ứng dụng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế”.
Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cảnh báo nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu nông sản nếu thiếu định hướng chiến lược. Bên cạnh việc đàm phán với Mỹ, Việt Nam vẫn cần giữ vững các thị trường tiềm năng khác. Đại biểu dẫn chứng: chỉ trong thời gian ngắn, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã giảm mạnh, chỉ còn 30% so với trước. Đây là bài học lớn, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của Nhà nước. Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết: "Để giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng sang châu Âu, đòi hỏi bàn tay Nhà nước can thiệp trực tiếp vào sản xuất, nhất là trong đảm bảo tiêu chuẩn vùng trồng, các nông sản nhà nước không thể chỉ điều hành vĩ mô".
Về định hướng đầu tư cho năm 2025, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn ĐBQH Hà Nội) nhận định đầu tư công vẫn cần đóng vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên, ông cho rằng tư duy về đầu tư công nên được cập nhật theo hướng linh hoạt hơn, không phải lĩnh vực nào Nhà nước cũng cần đầu tư và vận hành trực tiếp. Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho biết: “Tôi rất mong mô hình PPP: đầu tư công - quản trị tư thì sẽ được triển khai một cách tốt hơn. Tuy nhiên, luật pháp chưa hoàn thiện, tôi tin tưởng có những công trình mới tốt hơn, được vận hành hiệu quả hơn".
Buổi thảo luận tổ ghi nhận nhiều ý kiến sắc sảo từ các đại biểu, đặc biệt là các đề xuất cụ thể về nông nghiệp, đầu tư công và xuất khẩu. Những nội dung này sẽ được tổng hợp để tiếp tục thảo luận tại phiên họp toàn thể sắp tới của Quốc hội.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 5 năm 2025
Thành phố đã xử lý được 2/37 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông tại 68 vị trí từ đầu năm 2025 đến nay.
Quy định lấy tiêu chí "giá thấp nhất" làm ưu tiên hàng đầu trong xét thầu đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi năng lực nhà thầu không tương xứng với quy mô dự án và chi phí bị cắt giảm tối đa để trúng thầu, hệ quả tất yếu là công trình bị xuống cấp, đội vốn, thậm chí phải sửa chữa ngay sau khi hoàn thành.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên năm 2025 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho các cơ quan với số vốn là hơn 4.300 tỷ đồng vào chiều 23/5, với tỷ lệ 441/443 đại biểu Quốc hội có mặt bấm nút tán thành.
UBND thành phố Hà Nội vừa bổ sung 9 dự án mới tại quận Tây Hồ, 6 dự án tại quận Hà Đông; đây đều là những dự án trọng điểm, đem lại diện mạo mới cho Thủ đô.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 287 về thu hồi tài sản do tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
0