'Chấp nhận mất mát để khắc phục hậu quả lãng phí'

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Trung ương đã bắt đúng căn bệnh lãng phí và đang vào cuộc, song trong quá trình xử lý cần chấp nhận mất mát.

Dẫn ví dụ dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở hai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở hai ở Hà Nam, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) nhận xét, lãng phí còn xảy ra nhiều trên bình diện cả nước như các khu nhà đang bị bỏ hoang, nhiều dự án chưa giải quyết được vẫn nằm chờ. Bên cạnh đó là lãng phí trong ăn uống, liên hoan.

"Tất cả những cuộc liên hoan, chiêu đãi tôi đã từng được dự từ cấp huyện cấp tỉnh, đến cấp cao hơn, vẫn còn những mâm cơm trị giá vài tạ thóc nhưng ăn vào 50-60%, nhiều mâm cơm chỉ ăn 30%. Thực sự rất lãng phí. Tôi ao ước là sẽ phát động rất rộng rãi, mạnh mẽ về thực hành tiết kiệm trong liên hoan, tiệc chiêu đãi", đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) nêu số liệu, tính đến ngày 26/12/2024, cả nước có gần 260.000 cơ sở nhà đất đã được phê duyệt phương án sắp xếp xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn 62.700 cơ sở nhà, đất chưa được sắp xếp, xử lý, dẫn đến gây lãng phí nếu kéo dài tiến độ.

Đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng: "Thực tế cho thấy, nguồn gốc pháp lý thì phức tạp, một số hồ sơ nhà đất còn thiếu, lúng túng về thẩm quyền xử lý nên vấn đề này còn chậm. Từ đó, tôi kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định riêng về hướng dẫn xử lý tài sản công sau sắp xếp hành chính. Đồng thời, quy định thời hạn bắt buộc phải hoàn tất sắp xếp, chẳng hạn 6 tháng sau sắp xếp, sáp nhập".

Chia sẻ về vấn đề này tại họp tổ Quốc hội sáng ngày 23/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, chúng ta đã bắt đúng bài. Chính phủ cũng đã báo cáo Quốc hội các lãng phí liên quan đến dự án kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ như điện gió, điện mặt trời vừa phải giải quyết một loạt các dự án. Theo thống kê tại các tỉnh, thành, có 2.200 dự án đang tồn đọng, tổng số tiền phải tháo gỡ sẽ giải phóng được hơn 230 tỉ USD, tức bằng 50% tổng GDP cả nước. Thủ tướng chia sẻ và cho rằng việc khắc phục hậu quả không thể đòi hỏi thu về 100% mà phải chấp nhận đau đớn mất mát, cắt bỏ, đây cũng là bài học, kinh nghiệm để tránh về sau.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chúng ta phải chấp nhận đây là căn bệnh, đã có bệnh phải chữa. Mà chữa bệnh thì một là phải mổ xẻ, đau đớn, mất máu và mất tiền. Cái thứ hai là chữa lâm sàng uống thuốc cũng phải mất tiền. Tóm lại khi khắc phục hậu quả lãng phí ta không thể đòi hỏi thu về 100%, ta phải chấp nhận đau đớn, mất mát".

Về việc sắp xếp các trụ sở dư thừa, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính đang rà soát xử lý. Song, theo Thủ tướng, luật pháp không bao giờ phủ được hết các khía cạnh của cuộc sống. Do vậy, khi thực hiện vấn đề này, quan trọng các cấp ủy địa phương không để lãng phí, vận dụng sáng tạo từ địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang xác minh đơn tố giác Phạm Văn Hùng (sinh năm 1987, trú tại Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái) có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bộ Y tế yêu cầu điều tra nguồn gốc lô thuốc ghi nhãn NEXIUM 40mg Enterik Kapli Pellet Tablet (Esomeprazol) sau khi phát hiện chúng không đạt chất lượng, được bán tại một nhà thuốc ở Hà Nội.

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025, quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và Bao trùm”.

Các vụ cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản vẫn đang là nguy cơ đáng sợ về an ninh trật tự với tính chất ngày càng manh động, liều lĩnh.

Công an thành phố Hà Nội đã thông báo kế hoạch phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trong các ngày 24-25/5/2025.

Tòa án Nhân dân quận Tây Hồ (Hà Nội) dự kiến mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tài xế xe Lexus hành hung nam nhân viên vận chuyển hàng hóa hồi đầu năm 2025 vào ngày 5/6.