Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô khởi sắc

Đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Thủ đô và khách du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng ven đô thời gian gần đây phát triển mạnh, song người có nhu cầu vẫn nên cẩn trọng với phân khúc này, có kế hoạch tài chính bền vững mới nên tham gia đầu tư.

Dịp đầu năm, chị Nguyễn Thị Khánh Ly cùng bạn dành thời gian đi nghỉ dưỡng ở ngoại thành Hà Nội. Chỉ khoảng 40 phút di chuyển, chị đã có thể nghỉ ngơi, thư giãn ở một không gian hoàn toàn khác - nơi có nhiều cây xanh, không khí trong lành và đẩy đủ tiện ích.

Chị Nguyễn Thị Khánh Ly (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tôi chọn khu nghỉ dưỡng này là bởi khoảng cách di chuyển khá gần so với các địa điểm khác. Thứ hai, không gian ở đây rất là xanh mát, trước mặt có view hồ Đồng Mô. Thứ ba là nhân viên ở đây rất nhiệt tình, chu đáo”.

Tại Ba Vì, huyện cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, vài năm trước chỉ có vài dự án nghỉ dưỡng khởi động. Nhưng gần đây, những dự án có quy mô vài chục hecta liên tục được giới thiệu với các sản phẩm đa dạng, từ biệt thự liền kề hoàn chỉnh đến đất nền. Trước những đánh giá khả quan về tình hình thị trường, nhu cầu sử dụng cuối tuần của người dân, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô xuất hiện trở lại ở nhiều huyện ngoại thành khác như Sóc Sơn, Thạch Thất, Sơn Tây…

Một khu đất có diện tích khoảng 1ha đã được chủ đầu tư chi hơn 30 tỷ đồng để hoàn thiện đồng bộ thiết kế. Khai trương từ tháng 9/2024, đến nay, công suất lấp đầy đã đạt hơn 90%. Để có kết quả bước đầu tích cực như vậy, yếu tố vị trí đối với bất động sản nghỉ dưỡng là hết sức quan trọng.

Ông Đào Hải Đăng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư nghỉ dưỡng ngoại thành, chia sẻ: “Các chủ đầu tư nên lựa chọn những vị trí ven hồ hoặc ở gần núi, nhất là những núi có không khí mát mẻ. Tiếp theo mới là những nét đặc sắc của khu, cần có sự đa dạng về phong cách thiết kế, có khu theo phong cách Nhật Bản, có khu theo phong cách Bắc Âu, Địa Trung Hải…”.

Bên cạnh đó, yếu tố cảnh quan cũng được nhiều nhà đầu tư chú trọng. Bởi nếu khu nghỉ dưỡng thiếu các tiện ích cơ bản, công trình bụi bặm, ngổn ngang, nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình vận hành.

Theo dữ liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong 3 quý đầu năm 2024, lượng bán bất động sản nghỉ dưỡng chỉ bằng 21% cùng kỳ năm 2022, chủ yếu trên thị trường thứ cấp. Song, bước sang năm 2025, nhiều động lực đã xuất hiện, góp phần đưa phân khúc từng “vang bóng một thời” này có thể trở lại, khởi sắc trong tương lai.

Theo ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, do sự bùng nổ về du lịch, nhu cầu nghỉ dưỡng quay lại, đặc biệt là sự đắt đỏ của vé máy bay nên bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven sẽ có cơ hội phục hồi. Trong bối cảnh cạnh tranh, bất động sản vùng ven đang được đa dạng hóa sản phẩm, có những tiện ích mới hấp dẫn du khách.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng về dài hạn vẫn còn nhiều tiềm năng, nhưng chỉ dành cho những ai khai thác có hiệu quả. Nhà đầu tư phải thật cẩn thận để không mắc bẫy đầu tư phong trào. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và xây dựng kế hoạch tài chính bền vững cũng là những yếu tố không thể bỏ qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.