11 triệu USD thiệt hại từ mua bán dữ liệu cá nhân

Nhiều thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt Nam bị rao bán rộng rãi trên các nền tảng mạng, gây tổng thiệt hại ước tính lên đến 11 triệu USD trong năm 2024.

Đây là thông tin được đưa ra trong Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel cung cấp vào ngày 1/4 vừa qua.

Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện đang diễn ra tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội với nhiều hình thức biến tướng, được các đối tượng xấu thực hiện một cách tinh vi.

Chỉ mất chưa tới 1 USD, ngay sau khi nhập số điện thoại vào chatbot trên Telegram, người dùng có thể có được đầy đủ thông tin về chủ sở hữu số điện thoại đó: từ ngày sinh, quê quán, tài khoản ví điện tử, biển kiểm soát xe…

Sử dụng chatbot để thực hiện giao dịch là một trong những thủ đoạn mới được các đối tượng áp dụng để mua bán dữ liệu. Với hình thức này, các đối tượng xấu có thể hoạt động với độ ẩn danh cao, thanh toán bằng tiền mã hóa nên rất khó truy vết.

Theo ghi nhận của Công ty An ninh mạng Viettel, năm 2024, số lượng dữ liệu bị tấn công mã hóa lên đến 10 terabyte, gây tổng thiệt hại ước tính lên đến 11 triệu USD. Vấn đề lộ lọt dữ liệu tăng mạnh ở Việt Nam, với 14,5 triệu tài khoản bị rò rỉ, chiếm 12% số lượng trên toàn cầu, kéo theo nhiều thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp bị rao bán rộng rãi trên các nền tảng mạng.

Ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm Phân tích chia sẻ nguy cơ An ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel cho biết: “Vấn đề liên quan tới nhận thức kĩ năng đảm bảo an toàn của người dùng trên không gian mạng chưa cao là nguyên nhân lớn. Mặt khác, mức độ triển khai giải pháp an toàn thông tin an ninh dữ liệu của các doanh nghiệp hiện chưa đồng đều. Và một nguy cơ nữa đến từ chính trong nội bộ doanh nghiệp, tiến hành trục lợi, mua bán dữ liệu trái phép”.

Các đơn vị chức năng cũng ghi nhận, việc mua bán dữ liệu cá nhân đang được tiến hành có hệ thống, tổ chức, bên bán thậm chí cam kết bảo hành, có khả năng cập nhật và trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua. Nhiều công ty được thành lập mới, đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống kỹ thuật chuyên thu thập trái phép dữ liệu cá nhân để kinh doanh thu lợi nhuận.

Hiện nay, Nghị định 13/2023 là quy định pháp luật mới nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng tại Việt Nam. Nhưng thực tế, hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp vẫn còn điểm yếu, lỗ hổng bảo mật để tin tặc lợi dụng xâm nhập, đánh cắp dữ liệu. Do vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện 100 gia đình tiêu biểu thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" đã được Hội LHPN Hà Nội biểu dương.

Trung tâm Huấn luyện Quốc gia về phòng, chống khủng bố là đơn vị chống khủng bố đầu tiên của Bộ Công an - nơi đào tạo những chiến sĩ tinh nhuệ, sẵn sàng ứng phó giải quyết khi xảy ra các tình huống khủng bố, phá hoại.

Cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Dẫn độ cơ bản tán thành quy định về trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ.

Hơn 500 chiến sĩ Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã bắt đầu chương trình tập luyện, chuẩn bị cho Lễ diễu binh, duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Một ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ tài sản trộm cắp tại khu vực chùa Tam Chúc và các tỉnh lân cận vừa bị Công an tỉnh Hà Nam triệt phá, thu giữ 319 điện thoại các loại, 2 xe ô tô, tiền mặt...

Việc rào chắn thi công ga ngầm S12 là cần thiết, song cần có giải pháp đồng bộ và linh hoạt hơn trong việc tổ chức giao thông để hạn chế ảnh hưởng tới đời sống người dân.