Vì sao ông Trump cố gắng đạt thỏa thuận với Iran?
Mỹ và Iran ngày 26/4 dự kiến sẽ nối lại đàm phán kỹ thuật nhằm xây dựng khung thỏa thuận tiềm năng cho chương trình hạt nhân của Tehran. Bất chấp những tuyên bố lạc quan từ hai bên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tuyên bố rằng, Washington sẽ có hành động cứng rắn nếu Iran không đạt được thỏa thuận.
Iran đã đạt được thỏa thuận vào năm 2015 với Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Thỏa thuận được biết đến với tên gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung, theo đó dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, Mỹ và châu Âu đối với Tehran để đổi lấy các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và khôi phục mọi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran. Để đáp trả, Iran bắt đầu từ bỏ các cam kết liên quan đến hạt nhân theo thỏa thuận.
Hồi tháng 2, ông Trump đã khôi phục chiến dịch "gây sức ép tối đa" đối với Iran. Ông tuyên bố mở cửa với việc đạt được một thỏa thuận nhưng cũng đe dọa sẽ sử dụng vũ lực quân sự nếu Iran không đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân của mình.
Ông Mehrdad Khonsari, cựu quan chức ngoại giao Iran cho biết: "Chúng ta biết rằng, điều mà Mỹ muốn trước hết và quan trọng nhất là loại bỏ mọi mối đe dọa có thể đến từ chương trình hạt nhân của Iran. Và tất nhiên, mối đe dọa đó có thể bị giảm bớt theo nhiều cách khác nhau".
Dù tin tưởng các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng, nhưng Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá về kết quả đàm phán sắp tới giữa Iran với Mỹ. Ngoại trưởng Iran xác nhận, hai bên đã đạt được “sự hiểu biết tốt hơn” sau vòng đàm phán thứ hai tại Rome, Italy, về một số nguyên tắc và mục tiêu. Song ông cũng cảnh báo không nên quá kỳ vọng vào kết quả cuối cùng.
Theo một số chuyên gia phân tích, điều mà Iran muốn rõ ràng là các lệnh trừng phạt kinh tế được dỡ bỏ, áp lực kinh tế được giảm bớt. Do đó, Iran có thể theo đuổi một thỏa thuận hạt nhân tạm thời với Mỹ như một giải pháp trước mắt cho đến khi đạt được một thỏa thuận rộng hơn.
Bà Yassamine Mather, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Trung Đông, Đại học Oxford (Anh)cho biết: "Đối với Iran, vấn đề kinh tế là quan trọng. Các nước châu Âu ít nhất là trên danh nghĩa vẫn còn trong thỏa thuận hạt nhân, nhưng đã không thực hiện bất kỳ thỏa thuận kinh tế hoặc thương mại nào với Iran kể từ năm 2016-2017 vì các lệnh trừng phạt thứ cấp. Vì vậy, tình hình kinh tế của Iran khá tệ".
Đối với Mỹ, rất khó để lý giải chính xác Tổng thống Donald Trump nghĩ gì, nhưng ông đã nói rất rõ với đại diện Iran và nhóm an ninh quốc gia của ông rằng, mọi lựa chọn đều có thể xảy ra và Iran phải đưa ra lựa chọn.


Một tàu khu trục 5.000 tấn sẽ được bàn giao cho hải quân Triều Tiên và đi vào hoạt động từ đầu năm 2026.
Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine cáo buộc Israel đang gây ra nạn đói trên diện rộng ở dải đất này.
Lễ tang của Giáo hoàng Francis diễn ra tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican vào lúc 10h sáng 26/4 (giờ địa phương).
Khoảng 250.000 giáo dân đã đến viếng Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter trong ba ngày qua. Đêm 25/4, Vatican kết thúc hoạt động viếng linh cữu Giáo hoàng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng, Kiev không có đủ vũ khí để giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea - nơi đã bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014.
Linh cữu của Giáo hoàng Francis đã được niêm phong vào tối 25/4 để chuẩn bị cho lễ tang sẽ diễn ra vào khoảng 15h chiều nay (26/4) theo giờ Việt Nam. Nhà chức trách Italy dự báo, khoảng 200.000 người sẽ có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để tiễn đưa Giáo hoàng. Nhiều nhân vật nổi tiếng, gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Hoàng tử William đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện.
0