Vận tải khách công cộng hướng tới văn minh, hiện đại
Ngày 6/11/2021, Hà Nội chính thức đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có tuyến đường sắt đô thị trên cao, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.
Chị Trần Thị Thanh Trà (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tại những nơi mình từng đi qua không có tàu điện để mình trải nhiệm. Bởi vậy, khi bây giờ được trải nhiệm tàu điện mình thấy rất lạ, tiện ích, an toàn và nhanh. Mình thường lựa chọn tàu điện Cát Linh – Hà Đông để di chuyển mỗi ngày”.
Sau gần ba năm vận hành, mỗi ngày, tuyến đường sắt trên cao số 2A Cát Linh - Hà Đông đón hơn 35 nghìn lượt khách. Nhiều người đã thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, lựa chọn tuyến metro làm phương tiện di chuyển chủ yếu.
Ngày 8/8/2024, Hà Nội tiếp tục đưa vào vận hành 8,5 km tuyến đường sắt đô thị thứ hai, minh chứng cho quyết tâm của chính quyền trong việc thay đổi diện mạo giao thông đô thị.
Với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, là trục xương sống của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị đã được phê duyệt tại quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, Hà Nội tiếp tục đề xuất bổ sung đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới vào giai đoạn từ sau năm 2035 – 2045.

Phát huy đúng vai trò chủ lực trong hệ thống vận tải công cộng, xe buýt có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển hành khách. Thống kê từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, hiện có 34 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; 36 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị số 3 đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy. Giữa hai tuyến đường sắt này có 13 tuyến xe buýt kết nối.
Trong đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.
Bà Trần Thị Phương Thả, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, cho biết: “Chính phủ cũng đã có những chủ trương chuyển đổi dần, không sử dụng những xe tiêu thụ năng lượng diesel nhằm giảm ô nhiễm môi trường và đồng thời khi xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành sẽ tốt hơn".
Phát triển giao thông để phát triển xã hội, đó là mục tiêu mà Hà Nội đã và luôn hướng tới.


Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
0