Đường sắt đô thị thay đổi thói quen tham gia giao thông
Ngày 6/11/2021, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau gần 3 năm vận hành, lượng hành khách đi lại trên tuyến đã tăng cao, chứng minh bằng thực tiễn về tính ưu việt của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, văn minh và hiện đại.

Nếu như thời gian đầu, hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì hiện tại đã trở thành hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng.
Trước đây, người dân chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân để tiếp cận các nhà ga của tuyến thì nay đã lựa chọn việc đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng khác để tiếp cận các nhà ga.
Những điều này đã cho thấy rằng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã làm thay đổi thói quen đi lại của người dân theo hướng tích cực.

Ngay từ 7 rưỡi sáng, chị Nguyễn Thị Hồng Huệ bắt đầu ra khỏi nhà đi làm. Từ nhà chị đến ga tàu Metro Nguyễn Trãi khoảng 800m. Vài tháng sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, chị Huệ đã quyết định bỏ phương tiện cá nhân để di chuyển bằng tàu điện Metro từ nhà đến cơ quan.

Dù không sống gần ga tàu như chị Huệ, chị Bình đã chọn giải pháp mua thêm một chiếc xe đạp gấp nhỏ gọn. Đây cũng là giải pháp được nhiều bạn trẻ lựa chọn với các loại phương tiện theo tiêu chí nhanh - gọn - nhẹ, dễ dàng đem theo lên tàu để thực hiện hành trình hàng ngày.

Có thể nói, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã thay đổi thói quen đi lại, chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.
Hiện nay, mỗi ngày có trên 35.000 hành khách sử dụng tuyến đường sắt này. Trong số đó, 47% là người đi làm, 45% là người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác.
Theo dự kiến, trong tháng 6 này, tuyến metro thứ hai của Hà Nội là tuyến Nhổn - ga Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuyến đường này được khởi công từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016, nhưng đến nay đã chậm tiến độ 8 năm.
Rút kinh nghiệm từ những dự án chậm tiến độ, Hà Nội đang quyết liệt tìm cơ chế vượt trội đưa vào Luật Thủ đô để đẩy nhanh xây dựng hệ thống Metro.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0