Ưu tiên nguồn lực để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.

Nhiều năm liền, trường Mầm non 1/6 quận Ba Đình chưa đạt chuẩn do diện tích nhỏ, với hơn 400 mét vuông, chỉ đủ bố trí 7 lớp học, sĩ số đông từ 40 đến 50 học sinh/lớp. Nhờ giải pháp xây dựng trường chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học được cải thiện, sĩ số học sinh cũng giảm một nửa, từ 50 xuống còn 25 học sinh/lớp.

Sáp nhập trường, phân tuyến tuyển sinh phù hợp, tăng cường nguồn lực ưu tiên cho giáo dục… là những giải pháp mà các quận nội thành đang đang áp dụng. Ba Đình hiện có tới 44/48 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 92%, cao hơn tỷ lệ trung bình của thành phố.

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho biết: "Chúng tôi đã tham mưu những giải pháp đồng bộ, thực hiện nâng tầm của các quận nội đô, dành tầng thấp cho công tác dạy học và tầng cao để làm các phòng chức năng. Đồng thời, chúng tôi đã tham mưu bổ sung quỹ đất nhằm sáp nhập các trường nhỏ lẻ và bổ sung quỹ đất cho những điểm xây dựng mới".

Nếu thiếu quỹ đất là bài toán tại các quận nội thành thì kinh phí là hạn chế ở nhiều huyện ngoại thành. Ưu tiên mọi nguồn lực ở mức cao nhất, đầu tư tập trung để xây dựng trường chuẩn quốc gia là giải pháp cơ bản của huyện Đan Phượng. Do vậy, Đan Phượng luôn duy trì vị trí dẫn đầu khối huyện về tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia và hướng tới cao hơn mức đạt chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Có tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia cao thuộc top 5 của thành phố, huyện Gia Lâm được ghi nhận là đơn vị dành mức ngân sách cao để đầu tư cho giáo dục. Đây cũng là 1 trong những đơn vị đầu tiên của thành phố chủ động đề xuất, dùng ngân sách của huyện xây dựng đạt chuẩn các trường trung học phổ thông trên địa bàn. Đến nay, 4/4 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn Quốc gia.

Ông Nguyễn Đức Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho hay: "Huyện Gia Lâm đã xây dựng một đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030. Ngân sách chúng tôi sẽ ưu tiên 30% trên tổng ngân sách của huyện để đầu tư vào giáo dục".

Thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia này đạt từ 80% đến 85%. Những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia không chỉ tạo dựng một môi trường giáo dục tốt nhất, góp phần nâng cao chất lương đào tạo, mà còn thể hiện cam kết của thành phố với mục tiêu: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất đẹp và hiện đại cho thư viện trường, nhiều hoạt động, cách làm hay đã được các trường học tại Hà Nội triển khai, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.

Vòng chung kết cuộc thi UEB Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong chiều 20/4, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất.

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 1 và luyện tập. Giáo viên Lê Phương Lan -Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.

Mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức bỏ xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ở phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Chủ đề: Phương pháp tọa độ trong không gian. Giáo viên Phạm Anh Toàn - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.