Ukraine và Mỹ đạt thỏa thuận khoáng sản
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Olha Stefanishyna ngày 25/2 xác nhận với tờ Financial Times rằng nước này đã đạt được thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đã xác nhận thông tin này với truyền thông Ukraine.
Một quan chức Ukraine giấu tên cho biết việc ký kết thoả thuận có thể diễn ra sớm nhất là vào ngày 28/2. Tổng thống Volodymyr Zelensky có thể sẽ đến Washington vào cuối tuần này hoặc tuần tới để tham dự lễ ký kết.
Financial Times thông tin, phía Ukraine đã đồng ý ký thỏa thuận sau khi Mỹ từ bỏ yêu cầu chia sẻ 500 tỷ USD tiền thu được từ các nguồn tài nguyên. Kiev phản đối con số này, khẳng định rằng Washington thực sự chỉ viện trợ cho Ukraine 100 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết mặc dù thỏa thuận cũng không đề cập đến bất kỳ đảm bảo an ninh nào của Mỹ, điều mà Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần yêu cầu, nhưng việc ràng buộc Kiev với Washington thông qua quan hệ kinh tế sẽ cung cấp một lá chắn an ninh trên thực tế.
Dự thảo mới nhất ghi ngày 24/2 có điều khoản yêu cầu Ukraine thành lập một quỹ và đóng góp 50% doanh thu từ tài nguyên thiên nhiên, gồm khoáng sản, khí đốt và dầu mỏ, cũng như hậu cần liên quan. Quỹ này sẽ đầu tư vào các ngành công nghiệp của Ukraine.
Hiện chưa rõ quy mô cổ phần mà Washington sẽ nắm giữ trong quỹ. Thỏa thuận quy định rằng Washington có ý định thực hiện "cam kết tài chính để hỗ trợ Ukraine", nhưng mức độ hỗ trợ này sẽ được xác định sau.
Thỏa thuận này loại trừ các nguồn lực đã đóng góp vào ngân sách nhà nước của Ukraine, nghĩa là sẽ không bao gồm hoạt động của Naftogaz và Ukrnafta - nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của nước này.

Tuần trước, ông Zelensky đã từ chối dự thảo thỏa thuận về việc khai thác các khoáng sản có giá trị như lithium được sử dụng trong các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng và hạt nhân, vì đề xuất đó không bao gồm các đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Phát biểu nhân dịp đánh dấu ba năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ông Zelensky cho biết: “Câu hỏi về 500 tỷ đô la không còn nữa. Nó sẽ không nằm trong định dạng cuối cùng của thỏa thuận”.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine không cung cấp thêm thông tin chi tiết nào về diễn biến đàm phán thỏa thuận mới giữa hai bên.
Trước đó, trả lời phỏng vấn trong chương trình “State of the Union” của kênh truyền hình CNN hôm 23/2, Đặc phái viên của ông Trump tại Trung Đông Steve Witkoff tiết lộ rằng ông mong đợi một thỏa thuận trong tuần này cho phép Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của Ukraine.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Fox News cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tái khẳng định Washington sẽ không điều quân tới Ukraine. Ông Hegseth cũng đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là quan hệ đối tác kinh tế Mỹ-Ukraine.
Ngày 13/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đến Kiev và trình bày bản dự thảo cho nhà lãnh đạo Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Zelensky cho biết ông muốn có mối quan hệ đối tác cùng có lợi với Mỹ thay vì chỉ đơn giản là trao đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng thừa nhận một phần lớn các vùng lãnh thổ giàu khoáng sản hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Theo Forbes, khoảng 7.000 USD trong tổng tài sản khoáng sản của Ukraine nằm ở nơi hiện là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk đã sáp nhập vào Nga từ năm 2022.
Phát biểu với Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận xét rằng Ukraine có “vùng đất cực kỳ có giá trị về mặt đất hiếm và về mặt dầu khí”. Ông Trump tuyên bố ông đã nói với giới lãnh đạo ở Kiev rằng ông muốn số đất hiếm tương đương khoảng 500 tỷ USD và về cơ bản Ukraine đã đồng ý.
Nga và Ukraine thông báo đã tiến hành trao đổi 205 tù binh mỗi bên, dưới sự trung gian của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Bộ Ngoại giao Pakistan vừa triệu Đại biện Ấn Độ tại Thủ đô Islamabad để trao công hàm phản đối, sau khi New Delhi tiến hành nhiều cuộc không kích vào lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do nước này kiểm soát.
Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Theo Francken cho biết, nước này chỉ có thể chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine “trong những năm tới”, do phải chờ nhận máy bay F-35 từ Mỹ để thay thế.
Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7/5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.
Một chiếc bánh cưới robot có hình những chú gấu bông biết nhảy, cùng những cục pin có thể ăn được, đã được sáng tạo bởi các nhà khoa học Thụy Sĩ và Italia kết hợp với các nhà nghiên cứu ẩm thực đại học Lausane.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại một lần nữa bùng phát dữ dội. Rạng sáng 7/5, New Delhi đã phát động chiến dịch không kích mang tên “Chiến dịch Sindoor” nhằm vào các mục tiêu được cho là “trại huấn luyện khủng bố” ở Pakistan.
0