Tương lai bấp bênh sau khi giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp xóa bỏ Bộ Giáo dục liên bang ngày 20/3, khởi động quá trình giải thể cơ quan này theo cam kết trong chiến dịch tranh cử.

Kế hoạch này của ông Trump đang gây tranh cãi, khi nhiều chuyên gia cảnh báo rằng động thái này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh có thu nhập thấp và các nhóm yếu thế.

Phát biểu tại Nhà Trắng sau khi ký sắc lệnh hành pháp, ông Trump tuyên bố việc xóa bỏ Bộ Giáo dục sẽ giúp giảm bớt sự can thiệp của chính phủ liên bang và trao quyền nhiều hơn cho các tiểu bang. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục lo ngại rằng, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài trợ dành cho học sinh có nhu cầu đặc biệt, các chương trình hỗ trợ giáo dục và hệ thống vay sinh viên.

Bà Lisa Morgan, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Georgia, Mỹ, cho hay: “Mọi người luôn nói rằng họ muốn hỗ trợ trẻ em, rằng trẻ em có quyền được sống. Vậy sau khi các em được sinh ra thì sao? Các em cần được giáo dục. Nếu cắt giảm ngân sách Bộ Giáo dục – cơ quan duy nhất có nhiệm vụ đảm bảo nền giáo dục chất lượng cho tất cả người dân Mỹ, đặc biệt là học sinh trường công – thì đó sẽ là một tổn thất lớn, không chỉ cho tiểu bang này mà còn cho cả nước Mỹ”.

Có chung quan điểm, Toni Jones, chuyên gia giáo dục tại thành phố Atlanta, cho rằng chính sách này có thể khiến học sinh thuộc các cộng đồng khó khăn cảm thấy bị bỏ rơi.

Bà Toni Jones, Chuyên gia giáo dục ở thành phố Atlanta, Mỹ, cho biết: “Việc cắt giảm tài trợ là có chủ đích và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên da màu cùng các nhóm thiểu số khác. Những gia đình có điều kiện tài chính hơn sẽ gửi con em họ đến các trường học được đầu tư nhiều hơn, có nhiều nguồn lực hơn. Họ có thể đóng góp thêm tiền để nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy còn những học sinh không có điều kiện đó thì sao? Các em sẽ học ở đâu? Chất lượng giáo dục mà các em nhận được có bị ảnh hưởng không?".

Hiện nay, Bộ Giáo dục Mỹ giám sát khoảng 100.000 trường công và 34.000 trường tư trên cả nước, chịu trách nhiệm phân bổ tài trợ liên bang cho nhiều chương trình thiết yếu, từ trả lương giáo viên cho trẻ có nhu cầu đặc biệt đến nâng cấp cơ sở hạ tầng trường học. Bộ này cũng quản lý hệ thống vay sinh viên trị giá 1,6 nghìn tỷ USD, hỗ trợ hàng chục triệu người Mỹ theo học đại học. Nếu bị giải thể, tương lai của hàng loạt chương trình hỗ trợ giáo dục sẽ rơi vào thế bấp bênh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.