Từ 14/10 sẽ cưỡng chế GPMB dự án đường Nguyễn Tuân

Dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt từ năm 2018. Gần 6 năm qua, dự án vẫn chưa thể triển khai do khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Dự kiến, ngày 14 -15/10 tới, địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng.

Gia đình ông Đặng Trần Thắng chuyển đến sinh sống tại ngôi nhà 3 tầng, với diện tích hơn 22m2, từ năm 1992 Mặc dù đã được thông báo thuộc diện giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân từ lâu, thế nhưng, đến nay gia đình ông vẫn chưa đồng ý di dời do chưa chấp thuận về đơn giá đền bù.

Ông Đặng Trần Thắng (số nhà 27 đường Nguyễn Tuân) cho biết: “Tổng số tiền tôi được đền bù là hơn 500 triệu, mà mua nhà tái định cư mất 1,4 tỷ, nghĩa là còn phải bù hơn 800 triệu. Chủ trương của nhà nước mở đường thì dân chúng tôi, bản thân tôi rất là ủng hộ thôi, nhưng tiền đền bù và tiền cho người ta có nơi ăn chốn ở cũng phải xứng đáng".

Cùng với gia đình ông Thắng, theo quyết định thực hiện cưỡng chế của UBND quận Thanh Xuân, có 88 trường hợp cần giải phóng mặt bằng với tổng diện tích thu hồi gần 2500m2.

Bà Nguyễn Thị Tươi  (số nhà 134c đường Nguyễn Tuân) cho biết: “Chúng tôi không đòi hỏi phải bồi thường theo giá thị trường, nhưng phải bố trí tái định cư cho gia đình chúng tôi, để các thế hệ còn có chỗ ăn học, an sinh xã hội".

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, thống kê sơ bộ toàn dự án có 11 tổ chức và 160 hộ gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất thu hồi khoảng hơn 14.300m2. Trong đó, có 88 trường hợp thuộc quyết định cưỡng chế sắp tới. Đến nay, đã có 37 hộ chấp thuận bàn giao mặt bằng. Vướng mắc lớn nhất là đơn giá đền bù đối với các hộ dân có nguồn gốc đất là đất nông nghiệp, đất lưu không.

Ông Bùi Đức Hùng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, cho biết: “Cái khó khăn nhất đối với dự án này là đơn giá đền bù chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một số trường hợp chỉ sử dụng đất có nguồn gốc là đất lưu không, đất nông nghiệp, đất giao thông,… Đối với trường hợp này, theo quy định của Nhà nước, không được đền bù về đất. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho người dân, UBND có đề xuất lên thành phố, đối với trường hợp sử dụng đất như vậy, trong trường hợp người dân sử dụng đất chuyển đổi trước năm 1993 thì được hỗ trợ 30% theo giá đất ở, còn đối với trường hợp từ năm 19993 – 2004, hỗ trợ 20%”.

Theo quyết định, dự kiến thời gian cưỡng chế thu hồi đất là hai ngày 14-5/10. Từ nay đến ngày đó, quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng. Sau khi có mặt bằng sẽ tiến hành thi công mở rộng đường trong khoảng 2 năm.

Với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân. Tuyến đường sẽ có mặt cắt ngang 21m, gồm phần lòng đường rộng 15m và 2 bên vỉa hè rộng 3m.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.