Triều Tiên quyết định chiến lược cứng rắn đối với Mỹ

Tại kỳ họp kéo dài 5 ngày vừa qua, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã nhìn lại tình hình đất nước trong năm 2024 và quyết định chương trình hành động cho năm 2025. Một trong những quyết sách mới được để ý đến nhiều nhất là xác định những định hướng chủ chốt cho chiến lược mới đối với Mỹ.

Nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng này và nhà nước Triều Tiên, ông Kim Jong-un tuyên cáo đây là "chiến lược cứng rắn nhất đối với Mỹ" kể từ trước đến nay. Có thể thấy, Triều Tiên xác định Mỹ là địch thủ cần phải tập trung ưu tiên đối phó trước hết trong thời gian tới.

Phát biểu tại kỳ họp, ông Kim Jong-un đánh giá Mỹ là nhà nước phản động nhất, sự hợp tác quân sự của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản là "liên minh quân sự hạt nhân nhằm tiến hành xâm lược" và nhìn nhận Hàn Quốc là tiền đồn của Mỹ trong chuyện đối địch với Triều Tiên. Ở đây ẩn hiện lý giải của phía Triều Tiên về sự cần thiết của việc không những chỉ tiếp tục mà còn phải cả tăng cường mạnh mẽ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Hai định hướng trong chiến lược mới này được Triều Tiên đặc biệt coi trọng là phát triển "công nghệ quốc phòng" và "nâng cao ý chí chiến đấu" của quân đội Triều Tiên.

Phía Triều Tiên đã đánh giá khác trước về bản chất nhà nước Mỹ và liên minh quân sự tay ba giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, công khai những đánh giá mới ngay trước khi có sự chuyển giao quyền lực ở nước Mỹ. Vì vậy, có thể thấy phía Triều Tiên chủ ý phát đi thông điệp cảnh báo và răn đe tới Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức là ông Donald Trump.

Rõ ràng, Triều Tiên đã quyết định những quyết sách cần thiết để ứng phó ông Trump và đối phó những thách thức an ninh từ chính sách cầm quyền của ông Trump và từ liên minh quân sự ba bên nói trên ở thời nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sắp bắt đầu của ông Trump. Qua đó phản ánh quan điểm của phía Triều Tiên cho rằng ông Trump trở lại cầm quyền ở Mỹ không có nghĩa là mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên và của liên minh tay ba với Triều Tiên sẽ trở lại như ở thời nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đầu tiên của ông Trump. Nói cách khác, phía Triều Tiên đã xác định điểm xuất phát khác trước cho mối quan hệ với Mỹ ở thời ông Trump trở lại cầm quyền. Triều Tiên làm 'căng' với Mỹ như vậy vì đề phòng ông Trump sẽ làm căng và hành xử cực đoan với Triều Tiên hơn hẳn người tiền nhiệm và khích lệ Hàn Quốc cùng Nhật Bản cũng như vậy với Triều Tiên.

Có thể thấy, năm 2025 sẽ là "năm bản lề" đối với mối quan hệ của Triều Tiên với ba nước trên vì sẽ bộc lộ Triều Tiên đạt được kết quả gì với việc triển khai thực hiện chiến lược mới, cũng như cho thấy sự trở lại cầm quyền của ông Trump ở Mỹ có giúp Mỹ và hai đồng minh quân sự đạt được tiến triển đáng kể gì trong nỗ lực giải quyết các vấn đề của họ với Triều Tiên hay không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Washington và Bắc Kinh đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.