Triết lý khoảng trống trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Từng cành, từng lá đều có câu chuyện riêng, đều được tôn vinh như chính vẻ đẹp tự nhiên vốn có, song hơn cả, Ikebana tôn vinh khoảng trống. Trong Ikebana, hoa không phải là nhân vật chính. Chính khoảng trống - nơi không có gì - mới là nơi cái đẹp thực sự được hiển lộ. Triết lý “ma” trong văn hóa Nhật Bản nhấn mạnh rằng, sự vắng mặt không phải là thiếu hụt, mà là không gian để tâm trí được thở, để cảm xúc được chạm vào. 

Ikebana tôn vinh khoảng trống ấy - giữa các cành hoa, giữa hình và bóng, giữa động và tĩnh. Một cành vươn nghiêng, một chiếc lá buông hờ… tất cả tạo nên một đối thoại không lời với không gian xung quanh.

Sự trống rỗng trong Ikebana không phải là sự lạnh lẽo, mà là mảnh đất cho sự kết nối sâu sắc giữa con người và thiên nhiên, giữa người tạo tác và chính mình. Mỗi lần cắm hoa, là một lần chạm vào nội tâm.

Chị Nguyễn Thu Hương, nghệ nhân cắm hoa chia sẻ: “Ikebana có rất nhiều trường phái khác nhau, tuy nhiên tinh thần chung là diễn tả các loài cây trong thiên nhiên đang như thế nào. Ohara Ikebana là một trong những trường phái phổ biến hiện nay, bởi nó phản ánh quá trình du nhập văn hóa từ các quốc gia khác nhau đến với Nhật Bản. Điểm đặc biệt là mình phải tập trung khi cắm Ikebana bới Ikebana phần nào đó phản ánh văn hóa thiền thông, đòi hỏi văn hóa tập trung như khi thiền”.

Việc cắm hoa trong Ikebana không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà còn là một hành trình thiền định. Mỗi lần cắm hoa là một lần chạm vào nội tâm, là sự kết nối sâu sắc giữa người tạo tác và chính mình.

Chị Nguyễn Thu Hương, nghệ nhân cắm hoa cho hay: “Bây giờ đang là tháng 4 - thời điểm giao mùa của Hà Nội. Mình muốn thể hiện sự tươi mới của mùa mới nên có sử dụng hoa hồng pola - một loại hoa hồng nhập trong phong cách Ohara. Thêm tulip trắng biểu trưng cho sự may mắn. Tiếp đó là những cành thủy trúc bay bổng, thể hiện một mùa mới đầy năng lượng. Tiếp theo là hoa mao lương cánh bướm - loại hoa đang đúng mùa hiện nay”.

Trong bố cục Ikebana, khoảng trống là yếu tố sống. Mỗi màu sắc - mang theo cảm xúc. Mỗi đường nét - chứa đựng nhịp điệu. Mỗi khoảng trống - là nơi để các yếu tố thở và tỏa sáng. Đó là sự hài hòa, trống rỗng đầy ý nghĩa.

Chị Nguyễn Thị Nhung, tỉnh Bắc Ninh, chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ mới tham gia những buổi cắm hoa theo kiểu một lẵng hoa rất nhiều loại hoa. Hôm nay, tôi trải nghiệm cảm giác mới lạ khi được trải nghiệm phong cách Nhật Bản mới, chỉ với một vài nhành hoa thôi mà có thể tạo thành một tác phẩm rất là đẹp”.

Chị Phạm Thanh Hải, Hà Nội, cho biết: “Tôi rất thích sự tối giản trong phong cách sống của người Nhật Bản. Cắm hoa theo phong cách Nhật cũng giúp tôi suy nghĩ đơn giản, nhẹ nhàng hơn, tận hưởng những khoảnh khắc quay lại với chính mình vào dịp cuối tuần”.

Khoảng trống - thứ tưởng chừng vô hình, lại là linh hồn của Ikebana. Một cành hoa, một đường cong, một khoảng lặng… chính là cách người Nhật truyền tải triết lý sống: thấu hiểu - hài hòa và lắng nghe thiên nhiên. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.