Khám phá nghệ thuật cắm hoa Ikebana

Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.

Nhắc đến nghệ thuật cắm hoa Ikebana, ta có thể liên tưởng ngay đến một trong những nét đẹp văn hóa Nhật Bản, mang đậm tính triết lý, kết nối giữa con người với thiên nhiên. Không giống như cắm hoa phương Tây, Ikebana chú trọng đến sự cân bằng, đơn giản và hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên. Mỗi cành hoa, chiếc lá và nhánh cây đều có ý nghĩa riêng, phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình thức và không gian. Ikebana không chỉ là nghệ thuật trang trí, mà còn là cách thức thể hiện cảm xúc, sự tôn trọng với sự sống và thiên nhiên.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú chia sẻ: "Trong nghệ thuật Ikebana, yếu tố hài hoà giữa tâm hồn người cắm, không gian đặt bình hoa và các nguyên liệu có trong bình sao cho người cắm cảm nhận được vẻ đẹp của loài hoa đó và đưa vào tác phẩm. Người Việt Nam thường cắm nhiều hoa, còn người Nhật Bản sử dụng cành, lá, hoa cùng nhau. Nên khi lựa chọn cành, hoa lá, cần lựa chọn sao cho vẫn mang được vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam nhưng cũng có những nét đặc trưng của văn hoá Nhật Bản. Điều này đòi hỏi sự quan sát và kiến thức đã học được từ thực tế".

Cũng theo nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú, yếu tố mùa là điều quan trọng trong Ikebana, bởi đây là bộ môn hướng con người tới thiên nhiên và trân trọng thiên nhiên. Với Ikebana, ở mùa nào sẽ cắm loài hoa của mùa đó. Mỗi mùa, người cắm hoa sẽ tìm ra những loài hoa, chiếc lá phù hợp để cắm. Điều này cũng thể hiện sự cảm nhận của người cắm hoa.

Trong không gian yên tĩnh, lớp học cắm hoa Ikebana của nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú đang diễn ra với những sắc hoa tươi thắm và không khí đậm chất Nhật Bản. Đây là nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ được truyền dạy mà còn được làm sống dậy qua từng chi tiết, từng bước thực hiện của người thầy và học viên. Lớp học thu hút một đối tượng học viên đa dạng, từ những người yêu thích nghệ thuật cắm hoa, đến những người tìm kiếm một không gian tĩnh lặng để gạt bỏ những bộn bề trong cuộc sống. Mỗi người khi đến lớp học đều mang theo những câu chuyện riêng và thông qua việc cắm hoa, họ như tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

Học viên không chỉ được học cách cắm hoa mà còn học được cách nhìn nhận sự tinh tế trong cuộc sống. Mỗi bông hoa, mỗi tác phẩm đều hướng đến một thông điệp, nhắc nhở con người về sự tồn tại của cái đẹp ngay trong những điều đơn giản nhất.

"Mình cảm thấy giống như được healing. Được chạm vào hoa lá là cách mình tăng thêm năng lượng sống của mình và cũng có thể rũ bỏ những nỗi buồn phiền hay tìm lại sự cân bằng. Mình rất thích bộ môn này và sẽ theo đuổi nó đến cùng", chị Trần Quỳnh Trang (Ba Đình) thích thú chia sẻ.

Ikebana không chỉ là một môn nghệ thuật mà còn là một cầu nối giữa các nền văn hóa. Trong không gian lớp học của nghệ nhân Nguyễn Thanh Tú, người học không chỉ tìm thấy niềm đam mê với hoa mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của sự kết nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hoa đạo cũng là cánh cửa để mỗi học viên hiểu rằng, trong thế giới này, cái đẹp không chỉ có ở những điều to lớn mà đôi khi nó ẩn chứa trong những điều nhỏ bé và giản dị nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.