Trẻ suy dinh dưỡng tăng do nạn đói lan rộng ở Gaza
Hiện nhóm viện trợ International Medical Corps (IMC) và các đối tác đang có kế hoạch tiếp cận hơn 200.000 trẻ em dưới 5 tuổi như một phần của chiến dịch "Tìm và điều trị".
Các bác sĩ của IMC lo ngại nhiều người phải di dời tới nơi ở mới sẽ không có nước sạch hoặc không được tiếp cận đầy đủ với thực phẩm, kéo theo nhiều trường hợp cần hỗ trợ bị bỏ sót.

Trẻ suy dinh dưỡng tăng do nạn đói lan rộng ở Gaza
Dữ liệu được IMC tổng hợp đến nay cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Một nhóm cơ quan viện trợ, do Liên hợp quốc dẫn đầu, ước tính khoảng 7% số trẻ ở Gaza có thể bị suy dinh dưỡng nặng, tăng mạnh so với con số 0,8% trước khi xung đột Israel-Hamas nổ ra vào ngày 7/10/2023.
Cô Raghda Ibrahim Qeshta, nhân viên cứu trợ cho hay: “Khi tới đây, chúng tôi được chứng kiến nhiều trường hợp trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng, kèm theo nhiều biến chứng, và nguyên nhân chính, như tôi đã nói trước đây, là tình trạng mất an ninh lương thực và không có khả năng tiếp cận thực phẩm khiến trẻ em có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Chúng tôi cũng nghe những câu chuyện khác từ những bà mẹ đến xin ăn vì không có thức ăn cho con, đặc biệt là những bà mẹ có con từ sáu đến hai mươi bốn tháng tuổi. Nhóm tuổi này hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm bổ sung do thị trường khan hiếm và không đa dạng. Các bà mẹ ưu tiên cho con mình uống loại sữa đặc biệt, cái đó cũng rất đắt tiền.”

Cho đến nay, khu vực phía Bắc Dải Gaza vẫn là nơi ghi nhận nạn đói trầm trọng nhất. Tuy nhiên, các nhân viên cứu trợ lo ngại nạn đói có thể lan tới khu vực Trung và phía Nam do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Rafah, khiến hơn 1 triệu người phải di tản và nguồn viện trợ hạn chế.

Trong khi đó, cùng ngày, các tổ chức nhân đạo của LHQ cho biết những hạn chế về tiếp cận và an ninh đang cản trở việc cung cấp viện trợ lương thực cho hàng trăm nghìn người dân Gaza và sơ tán y tế cho 10.000 bệnh nhân.
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết việc không thể vận chuyển hàng cứu trợ an toàn qua cửa khẩu Kerem Shalom và việc tiếp tục đóng cửa cửa khẩu Rafah càng làm trầm trọng thêm những thách thức đối với các hoạt động cứu trợ.
Theo OCHA, chính quyền Israel chỉ tạo điều kiện cho chưa đầy 50% trong số 86 nhiệm vụ nhân đạo phối hợp tới miền Bắc Gaza được lên kế hoạch cho tháng này, trong khi hơn 25% nhiệm vụ gặp trở ngại, 12% bị từ chối tiếp cận và 12% bị hủy bỏ do các lý do hậu cần, hoạt động hoặc an ninh.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.
0