Đề xuất thành lập khu thương mại tự do tại Hải Phòng
Sáng 13/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính - thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 35/2021/QH15, trong đó dành riêng một nhóm chính sách quy mô lớn để thí điểm thành lập và vận hành Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng.

Theo dự thảo Nghị quyết, Hải Phòng được đề xuất xây dựng mô hình khu thương mại tự do với 17 chính sách riêng biệt, thể hiện quyết tâm trao quyền mạnh mẽ cho Hải Phòng trong chiến lược phát triển đột phá. Tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt dự thảo nghị quyết lần này.
Khu thương mại tự do tại Hải Phòng dự kiến sẽ là đầu tàu thể chế mới, với định hướng phát triển thành trung tâm logistics, công nghiệp - thương mại quy mô lớn, kết nối cảng biển, đường sắt, đường bộ, hàng không. Để hiện thực hóa điều đó, Quốc hội xem xét cho phép Hải Phòng phân cấp toàn diện về đầu tư, tài chính, quy hoạch, sử dụng đất và cơ chế quản lý nội địa đặc thù trong khu vực này.
Đáng chú ý, thành phố được đề xuất quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án bến cảng từ 2.300 tỷ đồng trở lên, cũng như toàn quyền quản lý, bảo trì các tuyến đường thủy nội địa quốc gia đi qua địa bàn. Đồng thời, các dự án lớn trong khu thương mại tự do được rút ngắn thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư.
Không chỉ vậy, trong chính sách tài chính, dự thảo nghị quyết tiếp tục cho phép Hải Phòng giữ lại 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ hoạt động xuất nhập khẩu để tái đầu tư cho hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do, đảo Bạch Long Vĩ. Mức dư nợ vay tối đa của ngân sách thành phố cũng được nâng lên 120% số thu ngân sách được hưởng, giúp Hải Phòng có thêm dư địa tài chính phát triển hạ tầng quy mô lớn.
Dự thảo nghị quyết không chỉ “mở khóa” cho Hải Phòng về quyền hạn, mà đồng thời đặt rõ yêu cầu về trách nhiệm giải trình, minh bạch và hiệu quả đầu ra. UBND thành phố sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm toàn diện trong quy hoạch, đầu tư, vận hành khu thương mại tự do. Việc bán tài sản công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hay ưu đãi thu hút đầu tư đều phải tuân thủ nguyên tắc công khai, tránh thất thoát và đảm bảo lợi ích công cộng.
Mô hình khu thương mại tự do tại Hải Phòng được kỳ vọng trở thành “phòng thí nghiệm chính sách” mang tính quốc tế hóa cao, là nền tảng để Chính phủ nhân rộng ra các địa phương khác trong tương lai.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính: Cần kiểm soát chặt, tránh trục lợi chính sách
Ngay sau phần trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - ông Phan Văn Mãi, đã báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Theo Ủy ban Kinh tế và Tài chính, cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù. Trong đó, các quy định mang tính vượt trội phải được làm rõ phạm vi áp dụng và điều kiện kèm theo, nhằm tránh tình trạng lạm dụng hoặc gây ra hệ lụy tiêu cực đến công tác quản lý nhà nước, trật tự xã hội và pháp luật.
Về các chính sách liên quan đến quản lý đầu tư, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và việc sử dụng đất trong Khu thương mại tự do, Ủy ban đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng tác động đến quyền lợi của người dân cũng như tới quy hoạch tổng thể quốc gia. Việc ban hành chính sách cần đảm bảo không ảnh hưởng đến định hướng phát triển bền vững và không tạo ra “tiền lệ chính sách” khi chưa có đủ cơ sở thực tiễn vững chắc.
Đối với đề xuất thành lập Khu thương mại tự do, cơ quan thẩm tra cho rằng cần hết sức thận trọng trong việc xây dựng cơ chế hoạt động và giám sát. Cần bổ sung các tiêu chí kiểm soát rủi ro rõ ràng, để ngăn chặn các hành vi trục lợi chính sách như gian lận thương mại, lợi dụng ưu đãi về thuế hoặc ngoại hối.
Riêng với chính sách về chuyển khẩu hàng hóa, Ủy ban đề nghị làm rõ quy trình và cơ chế quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển khẩu nhằm ngăn chặn hành vi “núp bóng đầu tư”, lợi dụng quy định mới của Khu thương mại tự do để thực hiện chuyển tải bất hợp pháp sang nước thứ ba.


Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ngày 12/5 đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm về hành vi "Nhận hối lộ'.
Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Nguyễn Văn Thuấn thừa nhận, dịp sinh nhật mình năm 2013, ông Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch Công ty Thái Dương) có đến chúc mừng bằng một bó hoa và kèm túi hoa quả. Khi mở ra, ông Thuấn “giật mình” nhìn thấy 500 triệu đồng.
Sáng nay 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp và rất thành công chuyến công tác tới 4 nước Kazakhstan, Aderbaizan, Nga và Belarus.
Từ ngày 13 đến 21/5, Công an Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, hạn chế các loại phương tiện lưu thông trên nhiều tuyến đường, tuyến phố... nhằm đảm bảo an ninh phục vụ Đại lễ Phật đản.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
0