Đề xuất thành lập khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội đã nghe trình dự thảo Nghị quyết mới về cơ chế đặc thù cho thành phố Hải Phòng trong sáng 13/5, theo đó đề xuất thí điểm Khu thương mại tự do với nhiều ưu đãi chưa từng có.

Sáng 13/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính - thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 35/2021/QH15, trong đó dành riêng một nhóm chính sách quy mô lớn để thí điểm thành lập và vận hành Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Theo dự thảo Nghị quyết, Hải Phòng được đề xuất xây dựng mô hình khu thương mại tự do với 17 chính sách riêng biệt, thể hiện quyết tâm trao quyền mạnh mẽ cho Hải Phòng trong chiến lược phát triển đột phá. Tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt dự thảo nghị quyết lần này.

Khu thương mại tự do tại Hải Phòng dự kiến sẽ là đầu tàu thể chế mới, với định hướng phát triển thành trung tâm logistics, công nghiệp - thương mại quy mô lớn, kết nối cảng biển, đường sắt, đường bộ, hàng không. Để hiện thực hóa điều đó, Quốc hội xem xét cho phép Hải Phòng phân cấp toàn diện về đầu tư, tài chính, quy hoạch, sử dụng đất và cơ chế quản lý nội địa đặc thù trong khu vực này.

Đáng chú ý, thành phố được đề xuất quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án bến cảng từ 2.300 tỷ đồng trở lên, cũng như toàn quyền quản lý, bảo trì các tuyến đường thủy nội địa quốc gia đi qua địa bàn. Đồng thời, các dự án lớn trong khu thương mại tự do được rút ngắn thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư.

Không chỉ vậy, trong chính sách tài chính, dự thảo nghị quyết tiếp tục cho phép Hải Phòng giữ lại 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ hoạt động xuất nhập khẩu để tái đầu tư cho hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do, đảo Bạch Long Vĩ. Mức dư nợ vay tối đa của ngân sách thành phố cũng được nâng lên 120% số thu ngân sách được hưởng, giúp Hải Phòng có thêm dư địa tài chính phát triển hạ tầng quy mô lớn.

Dự thảo nghị quyết không chỉ “mở khóa” cho Hải Phòng về quyền hạn, mà đồng thời đặt rõ yêu cầu về trách nhiệm giải trình, minh bạch và hiệu quả đầu ra. UBND thành phố sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm toàn diện trong quy hoạch, đầu tư, vận hành khu thương mại tự do. Việc bán tài sản công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hay ưu đãi thu hút đầu tư đều phải tuân thủ nguyên tắc công khai, tránh thất thoát và đảm bảo lợi ích công cộng.

Mô hình khu thương mại tự do tại Hải Phòng được kỳ vọng trở thành “phòng thí nghiệm chính sách” mang tính quốc tế hóa cao, là nền tảng để Chính phủ nhân rộng ra các địa phương khác trong tương lai.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính: Cần kiểm soát chặt, tránh trục lợi chính sách

Ngay sau phần trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - ông Phan Văn Mãi, đã báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi.

Theo Ủy ban Kinh tế và Tài chính, cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù. Trong đó, các quy định mang tính vượt trội phải được làm rõ phạm vi áp dụng và điều kiện kèm theo, nhằm tránh tình trạng lạm dụng hoặc gây ra hệ lụy tiêu cực đến công tác quản lý nhà nước, trật tự xã hội và pháp luật.

Về các chính sách liên quan đến quản lý đầu tư, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và việc sử dụng đất trong Khu thương mại tự do, Ủy ban đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng tác động đến quyền lợi của người dân cũng như tới quy hoạch tổng thể quốc gia. Việc ban hành chính sách cần đảm bảo không ảnh hưởng đến định hướng phát triển bền vững và không tạo ra “tiền lệ chính sách” khi chưa có đủ cơ sở thực tiễn vững chắc.

Đối với đề xuất thành lập Khu thương mại tự do, cơ quan thẩm tra cho rằng cần hết sức thận trọng trong việc xây dựng cơ chế hoạt động và giám sát. Cần bổ sung các tiêu chí kiểm soát rủi ro rõ ràng, để ngăn chặn các hành vi trục lợi chính sách như gian lận thương mại, lợi dụng ưu đãi về thuế hoặc ngoại hối.

Riêng với chính sách về chuyển khẩu hàng hóa, Ủy ban đề nghị làm rõ quy trình và cơ chế quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển khẩu nhằm ngăn chặn hành vi “núp bóng đầu tư”, lợi dụng quy định mới của Khu thương mại tự do để thực hiện chuyển tải bất hợp pháp sang nước thứ ba.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại biểu Quốc hội đề xuất nâng mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ lên tối đa 15% thu nhập tính thuế, thay vì mức 5% như trong dự thảo luật.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 13/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Công an tỉnh Nghệ An ngày 13/5 cho biết, Phòng Cảnh sát Hình sự chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan đã bắt giữ nhóm 5 đối tượng gây ra 3 vụ cướp giật tài sản của người đi đường.

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội thông báo danh sách phương tiện ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông trong tháng 4/2025 (từ ngày 01/04/2025 đến ngày 30/04/2025), được phát hiện qua hệ thống giám sát.

Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa Thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal (WST).

Trong các dự án hoạt động, Tổ chức phi chính phủ quốc tế FES đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, đặc biệt trong phát triển bền vững.