Tổng thống Mỹ: Nga đã đưa ra nhượng bộ lớn
Theo ông chủ Nhà Trắng, Nga đã đưa ra nhượng bộ lớn khi sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột, chấm dứt việc kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Ukraine để tiến gần hơn với hòa bình. Tuy nhiên, việc Kiev kiên quyết không nhượng bộ lãnh thổ đã khiến tiến trình đàm phán trở nên khó khăn hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã tỏ rõ sự thất vọng khi tiến trình đàm phán chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine bị đình trệ, bất chấp những nỗ lực thúc ép của ông.
Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, ông Trump khẳng định rằng, việc Nga không tiếp quản toàn bộ Ukraine đã là một nhượng bộ lớn.
Những ngày gần đây, ông Trump đã liên tục đổ lỗi cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vì không chấp nhận kế hoạch hòa bình, cho rằng bình luận của người đồng cấp Ukraine về bán đảo Crimea đã gây hại cho tiến trình hòa đàm. Theo ông Trump, Ukraine đã mất Crimea từ nhiều năm trước, dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và vấn đề chủ quyền của bán đảo này hiện thậm chí không còn được thảo luận.
Ông Zelensky đã phản ứng lại bằng cách đăng tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo năm 2018, với nội dung Mỹ phản đối việc Nga sáp nhập Crimea và cam kết duy trì chính sách này cho đến khi Ukraine khôi phục toàn vẹn lãnh thổ.
Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014. Hiện Nga chưa lên tiếng về tuyên bố của ông Trump về vấn đề Crimea, nhưng Điện Kremlin trước đó bày tỏ "hài lòng" với lập trường của Tổng thống Mỹ về việc loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO, cho rằng điều này cũng phù hợp với lập trường của Nga.
Giải quyết cuộc xung đột Ukraine được coi là một trong những ưu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên, khi thời hạn trên chưa kết thúc, cả Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đều từng tuyên bố Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực trung gian hòa giải nếu thỏa thuận hòa bình không sớm thành hiện thực.
Ông Trump cho rằng Nga không phải một trở ngại đối với hòa bình nhưng ông sẵn sàng gia tăng sức ép đối với Nga để đạt được mục tiêu này.


Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine cáo buộc Israel đang gây ra nạn đói trên diện rộng ở dải đất này.
Lễ tang của Giáo hoàng Francis diễn ra tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican vào lúc 10h sáng 26/4 (giờ địa phương).
Khoảng 250.000 giáo dân đã đến viếng Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter trong ba ngày qua. Đêm 25/4, Vatican kết thúc hoạt động viếng linh cữu Giáo hoàng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng, Kiev không có đủ vũ khí để giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea - nơi đã bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014.
Linh cữu của Giáo hoàng Francis đã được niêm phong vào tối 25/4 để chuẩn bị cho lễ tang sẽ diễn ra vào khoảng 15h chiều nay (26/4) theo giờ Việt Nam. Nhà chức trách Italy dự báo, khoảng 200.000 người sẽ có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để tiễn đưa Giáo hoàng. Nhiều nhân vật nổi tiếng, gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Hoàng tử William đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện.
Ukraine hy vọng Mỹ sẽ cấp cho nước này sự hỗ trợ an ninh dài hạn theo mô hình mối quan hệ giữa Washington và Israel.
0