Tìm nguồn nhân lực chất lượng cao từ trên ghế nhà trường

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Dạy học theo định hướng STEM - tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học - được xem là một trong những lời giải hiệu quả. Không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề, STEM còn mở ra cơ hội để các em chạm vào thế giới khoa học một cách sinh động và gần gũi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không dễ để có thể đáp ứng được những tiết học STEM đạt đúng chất lượng.

Nhà giáo Nguyễn Cẩm Thanh, Hiệu phó Trường THCS Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm cho biết: "Để triển khai được những tiết học STEM, học sinh sẽ phải thực hành rất nhiều mà cơ sở vật chất hiện tại của chúng tôi chưa đáp ứng được kịp thời. Ví dụ, môn Hóa học sẽ cần đến rất nhiều dụng cụ thí nghiệm; kể cả các môn Vật lý, Công nghệ cũng vậy. Để đáp ứng cơ sở vật chất thì vấn đề kinh phí ở đâu cũng khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn, do đó cấp thiết cần có một cơ chế để hỗ trợ cho nhà trường trong việc giáo dục những tiết học STEM này".

Dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc kết nối giữa trường phổ thông và đại học không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, mà còn tạo điều kiện để học sinh làm quen với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ từ sớm.

Giảng viên Nguyễn Huy Hoàng, Trường Điện, điện tử - Đại học Bách Khoa cho biết: "Việc tiếp cận công nghệ từ sớm là điều rất cần thiết vì công nghệ sẽ ngày càng hiện đại. Do đó, để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng sẽ cần một khoảng thời gian dài, nên việc chúng ta có thể xây dựng cho các em nền tảng từ sớm, như cấp 2, cấp 3 sẽ giúp các em làm quen với công nghệ ở bậc đại học hiệu quả hơn".

STEM còn mang đến cho học sinh định hướng rõ hơn về ngành nghề mà mình muốn theo đuổi sau này. Học sinh Nguyễn Đức Hoàng, Trường THCS Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Lớn lên con muốn làm nhà vật lý, con thấy nghề này rất thú vị và có thể giúp nhân loại trong nhiều việc. Khi học STEM, con sẽ được tìm hiểu sâu hơn về các môn học nhờ sự trợ giúp của AI, như môn Toán hay Vật lý".

Học sinh Phạm Đức Lâm, Trường THCS Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Lớn lên con muốn làm kỹ sư phần mềm, bây giờ con thấy bắt buộc phải học sử dụng những phần mềm như AI, các phần mềm soạn thảo văn bản nên con thấy những kỹ năng được học từ STEM sẽ giúp con trở thành một kỹ sư phần mềm nhanh chóng và hiệu quả hơn".

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh không còn là nhiệm vụ của riêng bậc đại học. STEM chính là một trong những chìa khóa giúp phát hiện và bồi dưỡng sớm những tiềm năng, từng bước hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao - ngay từ ghế nhà trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.