Thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển
Sáng 7/5, tại Hà Nội, phiên Đối thoại Biển lần thứ 14 đã diễn ra với chủ đề “Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982: Vai trò, hiệu lực và hiệu quả”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia, trong bối cảnh khu vực và quốc tế ngày càng quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp biển bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế.
Đối thoại Biển là cơ hội để các nhà ngoại giao, học giả, và nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế cùng đánh giá, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương theo Công ước UNCLOS 1982. Trong bối cảnh đại dương ngày càng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia về an ninh lương thực và phát triển kinh tế, Công ước UNCLOS 1982 càng trở nên thiết yếu trong việc duy trì trật tự trên biển. Đặc biệt, vai trò của các cơ quan tư pháp thuộc UNCLOS như Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS), Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa trọng tài ngày càng được khẳng định.
Tiến sĩ Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: "Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình. Một trong những biện pháp là đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Tòa án Quốc tế về Luật Biển mà Việt Nam là thành viên. Chúng ta có quyền yêu cầu Tòa giải quyết các vấn đề phát sinh từ yêu sách trái với Công ước Luật Biển".
Bà Gillian Bird, Đại sứ Australia tại Việt Nam, nhận định: "Phần lớn giao thương của Australia đi qua Biển Đông, do đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Đối thoại Biển. Australia và Timor Leste đã hòa giải thành công ranh giới trên biển thông qua Tòa và các quy định của UNCLOS 1982. Tôi cho rằng điều quan trọng là các quốc gia cần tuân thủ các quyết định của trọng tài".
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết: "Đối thoại Biển là diễn đàn rất đặc biệt. Tại đây không chỉ có học giả, chuyên gia mà còn có các nhà hoạch định chính sách cùng thảo luận cởi mở, thẳng thắn về các vấn đề gai góc trong quản trị biển. Mục tiêu là đưa ra giải pháp phát triển bền vững, gìn giữ tài nguyên biển cho tương lai, đồng thời nhấn mạnh tinh thần giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, duy trì hòa bình và ổn định khu vực".
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển. Biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn và an ninh. Trật tự pháp lý trên biển là nền tảng để mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều cần tuân thủ nhằm tránh phát sinh tranh chấp.
- Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Tòa án quốc tế về Luật biển
- Vai trò của Tòa án quốc tế về Luật biển
- Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
- Tinh giản biên chế thực chất, xóa tư duy ‘biên chế suốt đời’
- Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013


Những ngày này, thực phẩm lòng xe điếu đang được người tiêu dùng quan tâm. Vậy thực sự có lòng xe điếu dài gần 40 mét và chúng từ đâu ra?
Việc kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm có thể nói chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi mô hình kinh doanh thực phẩm online đang ngày càng phổ biến.
Tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, Thành phố hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư Ấn Độ tới tìm kiếm cơ hội trên địa bàn; đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ là thế mạnh của Ấn Độ.
Tiếp Đại sứ Cộng hòa Philippines tại Việt NamMeynardo LB. Montealegre, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh hoan nghênh đề xuất thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa thành phố Quezon của Philippines và thành phố Hà Nội của Đại sứ.
Sau quy hoạch, khu tập thể Vĩnh Hồ sẽ được phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng khối lượng lớn, giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định luôn coi trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Đại sứ quán Lào tổ chức Tuần lễ văn hóa Lào và hỗ trợ việc làm cho sinh viên Lào tại Hà Nội.
0