Tái hiện dấu ấn 'Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975'
Trưng bày đã mang đến góc nhìn chân thực, sinh động về cuộc đấu tranh kiên cường của quân và dân Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, chính trị và quân sự.
Những hình ảnh về Hội nghị Paris - cuộc đụng đầu ngoại giao tay đôi đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kết thúc bằng Hiệp định Paris - đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP. HCM. Kéo dài 5 năm (từ ngày 13/5/1968 đến 27/01/1973), với hơn 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng, 500 cuộc họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn, đây được xem là cuộc đám phán lịch sử về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, cuộc đấu trí đỉnh cao trên mặt trận ngoại giao của Việt Nam.
PGS.TS. Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: "Có lẽ, chưa có một hội nghị đàm phán nào mà dài và sâu như thế. Đây là một sự sáng tạo, một chỉ đạo rất sáng suốt của Đảng, từ dùng lực lượng đến nội dung mà thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 'dĩ bất biến, ứng vạn biến'. Hội nghị dài, tính chất của cuộc kháng chiến chính nghĩa được lan tỏa ra rất rõ ràng, nhân dân và thế giới đều ủng hộ chúng ta".
Kết quả Hội nghị Paris là Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973, đã góp phần tạo nên bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Việc Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam đã mở ra cục diện chính trị và chiến trường thuận lợi để quân và dân ta tiến tới Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
140 hình ảnh, hiện vật, không gian trưng bày với 3 phần chính: Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và hòa bình… như thước phim quay chậm đưa khách tham quan trở về với lịch sử để cảm nhận về sự kiên cường, bản lĩnh của dân tộc ta.
Ông Trần Công Hàm, cựu chiến binh Sư đoàn 3 Sao Vàng chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất tự hào. Đặc biệt khi đeo trên mình nhiều tấm huy chương, tôi luôn giữ vững và phát huy bản chất người lính cụ Hồ để xây dựng quê hương giàu đẹp".
Ngoài xem hình ảnh, tư liệu, hiện vật, khách tham quan còn được ngắm mô hình xe tăng T-59 mang số hiệu 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập, ghi dấu thời khắc lịch sử quan trọng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.
Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.
Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.
Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.
Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
0