Sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT cả nước và Thủ đô
Những sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT cả nước và Thủ đô năm 2024:
1/ Bộ Giáo dục Đào tạo đã trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Nhà giáo, dự kiến, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
2/ Hoàn thành chu trình đầu tiên của quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước.
3/ Chuyển đổi số trong giáo dục tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng; đã hoàn thành xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành và kết nối thành công với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Ngành Giáo dục đã triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học. Hà Nội là đơn vị dẫn đầu cả nước với 97,64% học sinh khối 1 đến khối 4 được tạo thành công học bạ số (trung bình của cả nước đạt 41%).
4/ Giáo dục Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tích cực tại các cuộc thi quốc tế, trong khu vực và thế giới.
Theo công bố của Tổ chức xếp hạng QS về xếp hạng đại học cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới, Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục đại học góp mặt, tăng 2 cơ sở so với năm trước.
Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với 38 lượt học sinh tham gia. Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về thành tích vượt trội khi tất cả đều đoạt giải, với 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen; tăng 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc so với năm 2023.
5/ Giáo dục mũi nhọn Thủ đô đứng đầu cả nước:
Đối với Hà Nội, chất lượng giáo dục mũi nhọn Thủ đô đứng đầu cả nước với 184 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nhiều hơn 43 học sinh so với năm 2023. Tại các kỳ thi quốc tế, học sinh Hà Nội cũng giành nhiều thành tích ấn tượng, trong đó có 2 Huy chương vàng Olympic môn Sinh học, Hóa học; 5 Huy chương Olympic Thiên văn và vật lý thiên văn quốc tế; 6 huy chương Olympic Khoa học trẻ quốc tế; 24 huy chương Olympic Toán và khoa học quốc tế…
Giáo dục đại trà được quan tâm, chú trọng, chất lượng giáo dục Thủ đô ngày càng được nâng cao, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu học tập của học sinh và phụ huynh.


Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
0