Sạt lở hầm đường sắt xuyên Việt đoạn qua Phú Yên

Sáng 21/5, hầm đường sắt Chí Thạnh đoạn qua địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã bị sạt lở trong lúc các công nhân đang thi công gia cố hầm này.

Sự cố sụt hầm đường sắt Chí Thạnh xảy ra khoảng 10 giờ 15 ngày 21/5. Khoảng 30 m3 đất đá từ nóc hầm sụt lở xuống nơi tàu công trình đang phục vụ thi công. Vị trí sụt cách cửa hầm phía Bắc khoảng 180 m. Sự cố khiến đất, đá lấp kín bề ngang hầm, buộc phải phong tỏa đoạn đường sắt giữa hai ga La Hai (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) và ga Chí Thạnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Sự việc xảy ra trong khung giờ phong tỏa cửa hầm nên không có thiệt hại về người. 

Khu vực hầm đường sắt Chí Thạnh hiện đang được Ban Quản lý dự án 85 (trực thuộc Bộ GTVT) làm chủ đầu tư để thực hiện sửa chữa, nâng cấp. Vài năm trở lại đây, hầm đã xuống cấp, thường được phong tỏa từ 9h - 13h hàng ngày để cơ quan chức năng làm công tác gia cố hầm. Việc sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh thỉnh thoảng vẫn diễn ra.

Sáng 21/5, hầm đường sắt Chí Thạnh thuộc tỉnh Phú Yên đã bị sạt lở.

Sau khi xảy ra sự cố, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã chỉ đạo Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh, Phân ban Quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3 và Công ty CP đường sắt Phú Khánh điều động nhân lực, thiết bị hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu thi công giải quyết sự cố.

Đến chiều tối 21/5, tình hình sạt lở hầm Chí Thạnh vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa xác định được mức độ của sự cố và vẫn phải phong tỏa đường sắt giữa hai ga La Hai - Chí Thạnh.

Do sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh làm gián đoạn chạy tàu, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thực hiện phương án chuyển hành khách của 12 đoàn tàu bằng ô tô giữa 2 ga La Hai và Tuy Hòa để hành khách tiếp tục đi tàu.

Số lượng hành khách cần chuyển của 12 đoàn tàu xuất phát từ ga Sài Gòn, ga Hà Nội từ ngày 20 và đến 21/5 gần 2.700 người. Đồng thời, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bãi bỏ kế hoạch chạy tàu SE9 xuất phát tại ga Hà Nội ngày 22-5; bãi bỏ kế hoạch chạy tàu SE10 xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 22/5.

Đến chiều tối 21/5, chưa xác định được mức độ của sự cố.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn thông báo cho khách biết việc gián đoạn chạy tàu trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM do sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh và điều chỉnh phương án bán vé phù hợp; tổ chức đổi hoặc trả vé khi hành khách có yêu cầu.

Trên tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có một số hầm yếu, hay sạt lở. Vào tháng 4 vừa qua, vụ sạt lở hầm Bãi Gió (thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã làm tuyến giao thông đường sắt qua đây bị gián đoạn gần 10 ngày. Sự cố khiến nhiều đoàn tàu đã phải hủy chuyến và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thiệt hại 50,4 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.