Sắp có Nghị quyết về học phí

Trong báo cáo gửi các ĐBQH một số thông tin được quan tâm thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thông tin về việc điều chỉnh học phí năm học 2022-2023.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GD-ĐT đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong việc rà soát, đánh giá tác động của việc tăng học phí tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất chính sách học phí năm học 2022-2023 phù hợp, ưu tiên kiểm soát lạm phát.

Sắp có nghị quyết về học phí

Ông Sơn cho biết Bộ GD-ĐT hiện đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023 (đã xin ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ).

Theo đó, dự kiến, học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thì giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí của năm học 2021-2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. 

Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022-2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định. 

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt. Trong đó, khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.

Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ GD-ĐT giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022.

Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021-2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021. 

Bộ GD-ĐT khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022-2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Học phí tăng từ 7,5% - 12,5%/năm

Bộ Chính trị đã đưa ra chủ trương “Giai đoạn đến năm 2021 hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp”. 

Ngày 27/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. 

Do dịch vụ giáo dục ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nếu thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào năm 2021 thì mức học phí tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Theo đó Nghị định số 81 quy định giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022, không tăng so với năm học 2020-2021 để chia sẻ khó khăn với người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Từ năm học 2022-2023, mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Cụ thể là tăng khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và 12,5%/năm đối với giáo dục đại học công lập. 

Mức tăng này cao hơn lộ trình học phí giai đoạn 2016-2020 quy định tại Nghị định số 86/2015 là 2,5%/năm để bù đắp tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng.

Theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021, dự kiến đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. 

Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) sắp được trình Quốc hội thông qua thì trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng khi tham gia quảng cáo được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn hai tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng (13/5/1955 - 13/5/2025) và lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2025 đã được tổ chức trọng thể vào sáng 11/5.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đang hoàn tất thủ tục để khởi công đường băng số hai sân bay Long Thành vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang hoàn tất thủ tục để khởi công đường băng thứ hai của sân bay Long Thành vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm nay.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cơ bản với các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng.