Quy mô trường quốc tế tại Hà Nội tăng mạnh
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 17 cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, gồm 2 trường tiểu học và 15 trường nhiều cấp học.
So với 10 năm trước, tổng số học sinh trong hệ thống tăng gấp 3 lần, với gần 10.000 học sinh, gồm học sinh là người Việt Nam và học sinh là người nước ngoài.
Đội ngũ giáo viên nước ngoài cũng tăng mạnh, từ 151 người lên 932 người, cho thấy sự dịch chuyển sang mô hình giáo dục quốc tế ngày càng sâu rộng.
Các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội cơ bản thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm tổ chức giảng dạy các nội dung học bắt buộc đối với học sinh Việt Nam.
100% học sinh hoàn thành chương trình có đầy đủ kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu từng cấp học và mạnh dạn, tự tin, hội nhập tốt trong môi trường giáo dục quốc tế.
Ở nhiều trường, tỷ lệ học sinh tham gia, đạt chứng chỉ chương trình tú tài quốc tế đạt từ 98%-100%.


Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
0