Phát huy vai trò người đứng đầu trong chuyển đổi số

Vấn đề quan trọng nhất, có tính quyết định, chiến lược, lâu dài, cơ bản là các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiên phong, gương mẫu để thúc đẩy chuyển đổi số với quyết tâm cao nhất.

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số, diễn ra vào sáng 19/7.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số với 8 kết quả nổi bật. Đồng thời, chỉ ra tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác Đề án 06; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Báo Nhân dân.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ hạn chế, tồn tại, trong đó, nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm; kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; nhân lực cho chuyển đổi số và Đề án 06 còn chưa đáp ứng nhu cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không". Các đơn vị, địa phương phân công “rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả” song song với phân bổ nguồn lực thực hiện.

Đồng thời, Thủ tướng giao các Bộ, ngành tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong giai đoạn tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Hình thức vận động bầu cử sẽ gồm cả trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến giúp tăng cường sự tương tác giữa người ứng cử và cử tri, đồng thời kịp thời ứng phó nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh, tình huống đột xuất trong thời gian tổ chức bầu cử.

Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; trong đó có nội dung về hình thức vận động bầu cử vào sáng 12/5.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Tỉnh ủy Hậu Giang, Tỉnh ủy Sóc Trăng trong ngày 11/5 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt tri ân các nhân sĩ, trí thức và chuyên gia Nga từng có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam vào ngày 11/5 theo giờ địa phương, tại thủ đô Moscow.

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5/2025), Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp. Trong sáng nay 12/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình về việc rút ngắn khoảng ba tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026