Khơi thông điểm nghẽn, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

Khơi thông điểm nghẽn, ách tắc, nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả" là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, vào sáng 15/7.

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đã xác định cải cách hành chính là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược, xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. 

Quan điểm cải các hành chính là phải luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm; triển khai đồng bộ với cải cách lập pháp, tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Tham luận tại điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong đó, TP. Hà Nội đã hợp nhất ba Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo Đề án 06 để thống nhất trong chỉ đạo, tránh sự giao thoa và chồng chéo giữa các ban chỉ đạo.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, trên cơ sở phân cấp, ủy quyền, năm 2023, Hà Nội tập trung rà soát toàn bộ chức năng, nhiệm vụ. Đến nay, sau 6 tháng, chức năng nhiệm vụ của 21 sở, ngành đã được ban hành mới phù hợp với thực tiễn và phù hợp với phân cấp ủy quyền. 

Cũng trên cơ sở rà soát, phân cấp, ủy quyền chức danh nhiệm vụ, Hà Nội đã xác định vị trí việc làm của toàn bộ thành phố và các cấp. Dựa vào vị trí việc làm và việc ban hành Luật Thủ đô, tới đây, Hà Nội sẽ xác định định biên phù hợp với quy mô của Thủ đô.

Kiến nghị Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng cần có tiêu chí thống nhất về chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến một phần và dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhằm đánh giá đúng nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong vấn đề số hóa dịch vụ công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.