Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp cải tổ bầu cử

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp ngày 25/3 nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử ở Mỹ, trong đó cấm công dân nước ngoài can thiệp vào bầu cử.

Theo thông tin từ Nhà Trắng, Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh quyền công dân Mỹ do chính phủ cấp trên mẫu đơn đăng ký cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Các cơ quan như Bộ An ninh Nội địa, Cục Quản lý An sinh Xã hội và Bộ Ngoại giao phải cung cấp cho các tiểu bang quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu Liên bang để xác minh tư cách và quyền công dân của những cá nhân đăng ký bỏ phiếu.

Sắc lệnh cũng trao quyền cho các cơ quan liên bang cắt giảm tài trợ cho các tiểu bang bị coi là không tuân thủ và chỉ thị cho Bộ Tư pháp truy tố những gì Nhà Trắng mô tả là tội phạm bầu cử. Biện pháp này nhằm ngăn chặn các tiểu bang chấp nhận phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử, bất kể chúng được gửi qua thư vào thời điểm nào.

Ông Trump ký sắc lệnh hành pháp cải tổ bầu cử.

Thư ký Nhà Trắng Will Scharf mô tả là đây là hành động hành pháp có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất được thực hiện trong lịch sử quốc gia. Sắc lệnh này đại diện cho hành động mới nhất trong danh sách dài các biện pháp chống lại vấn đề nhập cư của Tổng thống Mỹ, cũng như các hệ thống bỏ phiếu hiện tại.

Theo The Guardian, nếu được thực thi, sắc lệnh mới của ông Trump sẽ đảo ngược quy trình đăng ký cử tri của Mỹ, có thể tước quyền bầu cử của hàng triệu công dân. Năm 2024, có khoảng 21 triệu người Mỹ trong độ tuổi bỏ phiếu, chiếm khoảng 9% dân số, không có giấy tờ tùy thân hợp lệ hiện hành để đủ điều kiện đi bầu cử theo sắc lệnh mới của Tổng thống Trump.

Danielle Lang, một luật sư về quyền bỏ phiếu tại Trung tâm Luật pháp Chiến dịch phi lợi nhuận, cho biết: "Câu trả lời ngắn gọn là sắc lệnh hành pháp này, giống như rất nhiều sắc lệnh khác mà chúng ta từng thấy trước đây, là vô luật pháp và khẳng định mọi loại quyền hành pháp mà ông ấy (Donald Trump) chắc chắn không có".

Đảng Cộng hòa từ lâu đã tìm cách thêm quyền công dân vào mẫu đơn liên bang và đã bị tòa án cản trở. Ví dụ, trong quyết định 7-2 năm 2013, Tòa án Tối cao Mỹ cho biết bang Arizona không thể yêu cầu bằng chứng về quyền công dân để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Quyền đặt ra các yêu cầu trên mẫu đơn liên bang được giao cho Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử lưỡng đảng. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.

Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.