Ông Mark Carney, thủ tướng tiếp theo của Canada, là ai?
Ông Carney, một nhà kinh tế và cựu thống đốc ngân hàng trung ương, sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng trong những ngày tới.
Khi cuộc bầu cử liên bang đang đến gần, đây là bước đột phá đầu tiên của ông vào đấu trường chính trị cấp cao nhất Canada.

Ông cũng sẽ lãnh đạo một đảng đã có động lực chính trị mới sau nhiều năm có tỷ lệ ủng hộ giảm và bị chỉ trích trong việc xử lý các vấn đề kinh tế và xã hội.
Sau khi nhận được 85,9% phiếu bầu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, ông Carney nói trong bài phát biểu chiến thắng vào tối chủ nhật ngày 9/3 rằng: “Tôi sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm chỉ với một mục tiêu, đó là xây dựng một Canada mạnh mẽ hơn cho mọi người”.
Vậy ông Mark Carney là ai? Ông dự định theo đuổi chính sách gì? Liệu ông có thể đánh bại phe bảo thủ hùng mạnh và mang lại lợi thế cho phe Tự do trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới?
Tốt nghiệp các trường Havard và Oxford, Thống đốc Ngân hàng Trung ương
Sinh ra tại lãnh thổ Tây Bắc của Canada và lớn lên ở tỉnh bang Alberta, ông Mark Carney (59 tuổi) tự coi mình là "người đứng ngoài chính trường" nhưng có thể lèo lái Canada vượt qua giai đoạn bất ổn kinh tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt mức thuế cao đối với các sản phẩm của Canada vào ngày 4/3, một động thái gây náo động ở Canada. Những lo ngại về suy thoái kinh tế đã thúc đẩy tinh thần dân tộc ở Canada và mong muốn có được sự lãnh đạo ổn định từ Ottawa.
Ông Carney tốt nghiệp các trường đại học Harvard và Oxford và làm việc tại Công ty đầu tư Goldman Sachs trong hơn một thập kỷ.
Gần đây nhất, ông giữ chức Chủ tịch của Brookfield Asset Management và lãnh đạo lĩnh vực “Đầu tư chuyển đổi” của công ty, nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư phù hợp với các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.
Nhưng ông Carney và những người ủng hộ ông nói rằng kinh nghiệm của ông trong ngành ngân hàng thời kỳ khủng hoảng là bằng chứng tốt nhất về khả năng của ông trong việc giúp Canada vượt qua cơn bão Trump.

Người có ít kinh nghiệm chính trị
Trong khi ít người đặt câu hỏi về thành tích kinh tế của ông Carney thì việc ông thiếu kinh nghiệm chính trị lại khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi.
Ông từng là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Trudeau, người đã phải từ chức vì làn sóng phẫn nộ về cách chính phủ của ông xử lý cuộc khủng hoảng nhà ở và chi phí sinh hoạt gia tăng.
Ông Carney chưa bao giờ tranh cử chức vụ công trước đây, nhưng ông đã dành rất nhiều thời gian để giới thiệu bản thân với người Canada trong cuộc đua lãnh đạo Đảng Tự do.
Kể từ khi tranh cử tới nay, ông Carney đã đưa ra nhiều lời hứa, bao gồm kiềm chế chi tiêu chính phủ, thúc đẩy đầu tư vào nhà ở, đa dạng hóa các đối tác thương mại của Canada và tạm thời hạn chế nhập cư.
Ông Carney, cựu đặc phái viên của Liên hợp quốc về hành động khí hậu và tài chính, cũng là người đi đầu đề xuất ý tưởng rằng khu vực tư nhân phải đóng vai trò chính trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu và đạt được mức phát thải ròng bằng không.
“Tôi biết cách giải quyết khủng hoảng. Tôi biết cách xây dựng một nền kinh tế vững mạnh”, ông nói trong cuộc tranh luận với các ứng cử viên lãnh đạo Đảng Tự do khác vào tháng trước.
“Ông ấy vốn là người thường hoạt động sau hậu trường hoặc với tư cách một cố vấn”, ông Daniel Beland, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học McGill bình luận.
Thêm vào đó, cuộc đua tìm kiếm lãnh đạo mới cho Đảng Tự do phần lớn không tạo ra thách thức đáng kể nào cho ông Carney, bởi đối thủ chính của ông là cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland – một người bạn lâu năm của ông. Cả hai hầu như không công kích nhau trong quá trình tranh cử.
Nhà phân tích chính trị và nhà báo người Canada David Moscrop nói với Al Jazeera: "Ông ấy là một chuyên gia chính sách giàu kinh nghiệm, một nhà tư tưởng kinh tế chính thống nổi tiếng và được kính trọng. Nếu bạn thích kiểu người đó, ông ấy chắc chắn là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất".
Yếu tố Donald Trump
Nhưng ông Daniel Beland cho biết người Canada hiện ít quan tâm hơn đến các vấn đề trong nước mà lo ngại hơn về sự không chắc chắn trong quan hệ Canada-Mỹ và thuế quan của ông Trump.
Những lo ngại về cuộc chiến thương mại với Washington đã giúp gia tăng sự ủng hộ dành cho Đảng Tự do trong vài tuần qua. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đảng này đã thu hẹp khoảng cách 26 điểm so với Đảng Bảo thủ.
Tương lai của quan hệ Canada-Mỹ dường như sẽ là vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử sắp tới và người dân Canada đang bị chia rẽ về việc nhà lãnh đạo nào phù hợp hơn để đối phó với tổng thống Mỹ.
Một cuộc thăm dò được Viện Angus Reid Institute công bố mới đây cho thấy ông Carney dẫn đầu với 9 điểm phần trăm. Ước tính có 43% số người được hỏi cho biết họ tin tưởng ông Carney là người có năng lực nhất trong giao dịch với ông Trump, so với 34% chọn Pierre Poilievre ứng cử viên Đảng bảo thủ.
Nắm bắt thời cơ
Với việc ông Carney nắm quyền, vẫn còn phải xem liệu Đảng Tự do có thể duy trì được đà phát triển gần đây của họ hay không. Cũng không rõ liệu họ có thể vượt qua “sự mệt mỏi trong quản lý” hay không.

Nhà báo Catherine Tsalikis, người viết tiểu sử về Chrystia Freeland, cho biết: “Ở nhiều nước phương Tây G7, người dân đã chán ngán những người đương nhiệm và họ muốn thay đổi”. Bà Freeland là cấp phó của ông Trudeau và là đối thủ chính của Carney trong cuộc đua lãnh đạo.
Bà Tsalikis nói với Al Jazeera rằng bà tin rằng hầu hết các thành viên trong nội các Đảng Tự do đều ủng hộ ông Carney vì ông ấy đại diện cho "cơ hội tốt nhất để đem lại cho Đảng Tự do diện mạo khác thời ông Justin Trudeau hoặc đem lại cảm giác rằng họ đang thay đổi."
Cuối cùng, số phận chính trị của ông Carney có thể gắn liền với kỳ vọng vào đảng của ông trong cuộc bầu cử tiếp theo. Việc bỏ phiếu phải diễn ra trước ngày 20/10, nhưng Đảng Tự do có thể chọn bỏ phiếu sớm.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0