Nhiều trường gặp khó trong tổ chức giáo dục thể chất
Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hay bơi lội… Tại ngôi trường này học sinh được lựa chọn môn thể thao yêu thích để phát triển theo khả năng của mình. Chính vì vậy, giáo dục thể chất không chỉ là môn học mà còn là thời gian vui chơi bổ ích mà Thục Quyên rất yêu thích.
Học sinh Mai Thục Quyên - Trường Phổ Thông Liên Cấp Olympia, Hà Nội chia sẻ: “Con chọn bóng chuyền vì con thích cảm giác được di chuyển, đỡ bóng vận động cơ thể mình. Cả tuần con chỉ mong đến tiết bóng chuyền mà học. Giờ bóng chuyền rất vui và hào hứng.”

Giáo viên Đồng Trường Sơn - Trường Phổ thông Liên cấp Olympia, Hà Nội chia sẻ: “Học sinh trong trường được lựa chọn các môn thể thao phù hợp sở thích, phù hợp thể chất, thể lực của các bạn để ngay một thời điểm các bạn có thể phát triển những phần ưu tiên hơn.”
Tuy nhiên, hiện không nhiều trường có chương trình và hệ thống học tập thể chất phong phú như vậy.
Môn thể dục trong các trường phổ thông vẫn bị coi là môn phụ trong khi áp lực các môn học khác ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, tại các trường nội thành, do diện tích hẹp nên các môn thể thao cho học sinh lựa chọn cũng rất hạn chế. Trường học này đã phải liệu cơm gắp mắm lựa chọn các môn học cho phù hợp với cơ sở vật chất
Giáo viên Nguyễn Thời Đại - Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội cho biết: “Nhà trường lựa chọn môn cầu lông và bóng rổ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, không gian bé.”

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra, bất cập của giáo dục thể chất trong trường phổ thông hiện nay không chỉ do hạn chế về cơ sở vật chất mà ngay cả đội ngũ giáo viên cũng đang bị thiếu hụt. Chính những điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không mấy hứng thú với giờ học giáo dục thể chất.
Học sinh Đào Chí Bảo - Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội cho biết: “Sân bé lớp thì đông nên khó chia người luyện tập, nữ không tập được không biết ngồi đâu.”
Học sinh Nguyễn Hà Hạnh Nhi - Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội chia sẻ: “Các bạn nữ thì thường phù hợp với những môn nhảy dây bóng chuyền nhiều hơn, hy vọng sắp tới trường sẽ có các môn đó cho bọn em lựa chọn.”

PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thiếu về không gian, thiếu về cơ sở vật chất đôi lúc thiếu dụng cụ cho vận động khiến giáo dục thể chất nhiều giờ thiên về lý thuyết. Rất nhiều học sinh đến giờ học thể dục coi đó như giờ nghỉ thôi.”
Theo các chuyên gia đã đến lúc cần thay đổi tư duy, nhận thức về môn học này. Từ chỗ là "môn phụ", cần nhìn nhận về môn học này có vai trò quan trọng, là hoạt động vận động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi học sinh. Qua đó cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên giúp các em nâng cao thể trạng trong giai đoạn vàng phát triển thể chất.


Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0