Nhiều hoạt động trong Lễ hội “Sắc thu hồ Ba Bể” 2022
Trong khuôn khổ sự kiện, diễn ra một số hoạt động tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch của địa phương như: mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương; mô hình du lịch tại thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu; “mùa vàng” tại cánh đồng lúa Nà Mặn, Nà Hai, xã Quảng Khê; săn mây tại Đồn Đèn, xã Khang Ninh; các điểm, tuyến du lịch trong Khu Du lịch hồ Ba Bể, đi bộ trong Vườn Quốc gia.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Lưu Quốc Chung - Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, những năm qua, tiềm năng và lợi thế du lịch của Ba Bể từng bước được phát huy và đạt một số kết quả tích cực. Tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ tăng trưởng nhanh trong cơ cấu kinh tế, lượng du khách trong nước và quốc tế đến với huyện Ba Bể ngày một đông; hệ thống dịch vụ đang được đầu tư, các công ty, doanh nghiệp lữ hành đã và đang quan tâm đưa nhiều du khách đến với Ba Bể. Lễ hội “Sắc thu hồ Ba Bể” năm 2022 nhằm giới thiệu hình ảnh, vùng đất, con người, những nét văn hóa và tiềm năng du lịch của huyện Ba Bể nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung. Sự kiện hy vọng sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm mới khi đến Ba Bể.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch cho hay, ông rất ấn tượng với chương trình biểu diễn Sắc thu Ba Bể, thể hiện rất rõ nét đặc sắc của văn hóa các đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Kạn; chương trình như thế này sẽ hấp dẫn không chỉ khách trong nước mà còn ở nước ngoài.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Phương Thị Thanh nhấn mạnh, địa phương xác định đây là bước khởi đầu để phát triển du lịch, dịch vụ của hồ Ba Bể. Đây là sự kiện được tổ chức năm đầu tiên, sẽ trở thành truyền thống của Ba Bể để giới thiệu tiềm năng du lịch, thu hút khách thập phương.


Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.
Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.
Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.
Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.
Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
0