Nhà ở xã hội bị mua đi, bán lại và thổi giá
Với những yêu cầu khá chặt chẽ, theo lẽ thường, nhà ở xã hội phải dành cho đúng đối tượng được mua, thuê.
Vậy nhưng, từ các vi phạm trong sử dụng căn hộ như Đài Hà Nội đã đề cập cho thấy: Nhà ở xã hội cũng đang bị đầu cơ, được mua đi bán lại, thậm chí cũng đang bị “ngáo giá” không khác gì phân khúc chung cư thương mại.
4 tỷ cho 1 căn nhà ở xã hội. Giá không tưởng nếu so với mức thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội là 7,5 triệu đồng/1 tháng. Đáng nói, đây là giá căn hộ nằm trong dự án Bắc Rice City thuộc khu Tây Nam Linh Đàm, được đưa vào sử dụng gần chục năm.
Anh Trịnh Như Thái - Phường Thịnh Quang - Quận Đống Đa chia sẻ: “Thu nhập hai vợ chồng 20 triệu mỗi tháng, nuôi 2 con nhỏ. Cũng nhiều lần nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội, nhưng chưa được. Mấy hôm trước có xem một vài căn ở Rice City, nhưng họ báo mức giá khoảng 3,5 - 3,8 tỷ 1 căn, khoảng 70m2. Cao quá không mua được”.

Một mức giá “trên trời” nếu biết các căn hộ ở đây chỉ có diện tích từ 53 đến 69 m2. Khi mở bán năm 2014 chỉ có giá khoảng 15 triệu đồng/m2.
Không riêng dự án này, nhà ở xã hội ở khắp các tỉnh thành cũng đang trở thành sản phẩm mua đi - bán lại như nhà ở thương mại. Và đương nhiên dưới bàn tay của đầu cơ, môi giới, giá đang bị đẩy giá cao phi lý. Từ 40 - 50 triệu đồng/1m2 cho một căn hộ diện tích nhỏ, hạ tầng chật hẹp - đang là một nghịch lý gây nhiễu loạn thị trường.
Ông Nguyễn Anh Quê - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “Theo tôi, hiện đang có tình trạng bong bóng giá cục bộ với giá chung cư ở Hà Nội và cả TP.HCM nữa. Bởi lẽ, chúng tôi làm nhà ở xã hội, chúng tôi tính toán được, giá xây dựng nhà ở xã hội đầu vào chỉ khoảng 13 - 14 triệu/m2 với công trình cấp 1 và cấp 2. Giá bán đang cao gấp 3 - 4 lần so với chi phí…Nguyên nhân là do nhà ở thương mại tăng kéo theo nhà ở xã hội tăng.”

Làm một phép tính đơn giản. Thu nhập trung bình một gia đình lao động khoảng 20 triệu/tháng. Chi tiêu hết 10 triệu, tiết kiệm được 10 triệu/1 tháng. Mỗi năm để ra được 120 triệu đồng. Để có được 3,7 tỷ mua nhà, sẽ mất khoảng 33 năm tiết kiệm, với điều kiện không được đau ốm. Đất bị đẩy lên quá cao. Chung cư thì đang “ngáo giá” đã phá hỏng giấc mơ an cư của nhiều người.
Sốt ảo - giá ảo vượt qua giá trị thực sẽ dẫn đến “bong bóng” thị trường bất động sản. Nguy cơ này càng trở nên hiện hữu khi nhà ở xã hội cũng bị thổi giá. Chính sách an sinh của Nhà nước đang bị một số đối tượng lợi dụng để trục lợi.
Theo quy định, nhà ở xã hội sau 5 năm mới được phép chuyển nhượng. Thế nhưng, thực tế cả dự án mới và cũ đều được rao bán công khai.
Cách đây hơn 1 năm, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán với hàng nghìn hồ sơ đăng ký, nhưng chỉ có 157 suất mua. Ngay sau đó, nhiều thông tin rao bán suất mua nhà ở xã hội với giá ăn chênh lên đến 600 triệu đồng đã được đăng tải.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0