Ngành y tế ngăn chặn 'dịch chồng dịch'

Hệ thống y tế cơ sở ở Hà Nội đang khẩn trương ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh tại cộng đồng, trước nguy cơ "dịch chồng dịch" khi số ca mắc sởi, tay chân miệng và cúm mùa liên tục gia tăng.

Bệnh viện Chương Mỹ, Hà Nội đang liên tiếp ghi nhận số ca mắc tay chân miệng. Trong tổng 61 trường hợp điều trị tại khoa truyền nhiễm, có 5 ca bệnh tay chân miệng. Hiện tại, tổng số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn huyện Chương Mỹ từ đầu năm 2025 đến nay là 56 ca, tăng 37 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin các ca bệnh được cập nhật thường xuyên để y tế cơ sở nắm bắt thông tin về dịch bệnh.

Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Hà, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: “Trẻ thường lây lan với nhau qua việc tiếp xúc, nói chuyện, cầm nắm, ôm, hôn, đồ chơi chung. Các bệnh nhân tay chân miệng đến và điều trị đều được khoanh vùng theo xã, thôn, sau đó báo cáo qua phần mềm của các cơ sở y tế".

Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ "dịch chồng dịch" khi số ca mắc sởi, tay chân miệng và cúm mùa liên tục gia tăng, đặt hệ thống y tế cơ sở vào cuộc khẩn trương để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh tại cộng đồng.

Tại bệnh viện, để ngăn chặn lây lan ngay từ khi bệnh nhân vào khám, bệnh viện đã chú trọng phân loại, sàng lọc, khám cách ly và phân luồng. Trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh sẽ đi theo đường một chiều vào khu vực riêng biệt của khoa truyền nhiễm để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.

Bác sĩ Vũ Tuấn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ, Hà Nội chia sẻ: “Trong việc ngăn ngừa các dịch bệnh trên địa bàn, bệnh viện đã phối hợp rất chặt chẽ với Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ để kịp thời thông tin. Chúng tôi phối hợp và báo cáo qua rất nhiều kênh, các nhóm chung để thông tin kịp thời đến địa phương cũng như những vùng có dịch, hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng để trung tâm y tế có biện pháp sớm xử lý các ca lây nhiễm, nghi nhiễm, hạn chế tối đa lây lan dịch ra cộng đồng”.

Bà Nghiêm Thị Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho hay: “Chúng tôi cũng triển khai các biện pháp như tổng vệ sinh môi trường, các công tác rà soát, giám sát dịch bệnh và xử lý các chùm ca bệnh, các ca bệnh rải rác; tổ chức phun hóa chất khử khuẩn, điều tra yếu tố dịch tễ để xử lý dập dịch kịp thời".

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc duy trì hệ thống giám sát liên tục tại các cơ sở y tế, cộng đồng là yếu tố then chốt, giúp ngăn chặn dịch lan rộng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra rà soát toàn bộ các sản phẩm dinh dưỡng đang có tại các bệnh viện và khẳng định quan điểm xử lý nghiêm, không bao che với mọi sai phạm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.