Nét đẹp phong tục 'Tết thầy' ngày mùng Ba Tết

Tết thầy không chỉ là dịp để các học trò tri ân những người đã dạy dỗ mình mà còn là dịp để nhắc nhở mỗi chúng ta những giá trị của lòng biết ơn - một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Tôn sư trọng đạo - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết là dịp lễ quan trọng và linh thiêng nhất trong năm. Trong chính thời khắc đó, người ta thường nhớ đến ba người có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời mỗi con người, đó là người cha, người mẹ và người thầy.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất tử vi sư bán tự vi sư”, nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Những đạo lý ấy ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt, qua đó có cơ hội bày tỏ sự hiếu nghĩa với những người thầy, người cô của mình.

Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Người xưa dạy: mùng một Tết cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy là để nhắc tất cả mọi người nhân dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh việc tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ, chúng ta cũng nên nhớ đến công ơn dạy dỗ của thầy cô. Với những học trò ở xa, không thể trực tiếp đến thăm, chỉ cần gửi tấm thiệp chúc mừng hay một tin nhắn tới người thầy cũng đã thể hiện sự tri ân đối với người thầy của mình”

Người Việt vẫn thường nhắc nhau: “Không thầy đố mày làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của người thầy, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Trong tâm thức của người Việt, Tết là sự sum vầy, là nghĩa tình và hướng về cội nguồn và câu nói: mùng một Tết cha, mùng khai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy chính là nói đến truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc ta.

Tết thầy trong nhịp sống hiện đại

Là giáo viên chủ nhiệm lớp 6, trong các buổi sinh hoạt hay trò chuyện với học sinh khi Tết đến xuân về, cô Phương Anh không chỉ giới thiệu cho các em nghe về những nét đẹp văn hóa ẩm thực như hoa đào, bánh chưng, mâm ngũ quả, cô còn cùng các em học sinh tìm hiểu về các phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, trong đó có tục Tết thầy.

Cô giáo Nguyễn Phương Anh - Giáo viên môn Ngữ Văn Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, chia sẻ: “Cô cho các con chia sẻ những suy nghĩ của mình về phong tục truyền thống tốt đẹp của Tết thầy. Và các con tuy còn nhỏ thôi, nhưng cũng đã có đầy đủ nhận thức về phong tục này. Thông qua việc chia sẻ và qua những hoạt động ở trên lớp đã bồi đắp cho các con thêm về việc lưu giữ những nếp phong tục truyền thống của Việt Nam, trong đó có phong tục Tết thầy”.

Trong cuộc sống phát triển công nghệ mạnh mẽ, ý nghĩa của nét đẹp truyền thống Tết thầy vẫn đang được nhiều thế hệ học trò lưu giữ, vì dù ở thời nào, đạo lý kính thầy, tri ân người thầy vẫn cần được lưu truyền và mãi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Với các thầy cô, dù ở thế hệ nào, thời đại nào thì ý nghĩa của việc Tết thầy chính là tấm lòng biết ơn và nhớ về thầy cô của người học trò. Và việc đền đáp công ơn thầy cô lớn nhất chính là việc học tốt, trở thành người lương thiện, có ích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.